Thay vì tự giam mình trong tòa tháp ngà thương hiệu, các công ty cần phải tái xác định lại mối quan hệ của họ với khách hàng dựa trên nền tảng của sự tin cậy. Điều đó cho phép họ đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh nhạy và thông minh hơn. Sự tin cậy đã trở thành loại tiền tệ của nền kinh tế hợp tác và các thương hiệu cần tích cực đầu tư nếu muốn thành công.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 5 cách giúp các thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế hợp tác:
1. Xây dựng lòng tin
Rachel Botsman, tác giả của cuốn sách What’s Mine Is Yours: The Rise of Collaborative Consumption (Tạm dịch: Của tôi cũng là của anh: Sự nổi lên của tiêu dùng hợp tác) cho rằng: “Phần thú vị và kỳ diệu thực sự đằng sau thị trường tiêu dùng hợp tác cũng giống như Airbnb không phải là quỹ luân chuyển hay là một loại tiền. Nó đang sử dụng sức mạnh công nghệ để tạo dựng lòng tin giữa những người xa lạ”. Các phương tiện truyền thông xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các ý kiến phản hồi mở từ đó tạo ra nền kinh tế chia sẻ, và những tiêu chuẩn dịch vụ mới. Danh tiếng và độ tin cậy của thương hiệu chủ yếu bị chi phối bởi ý kiến của mọi người. Không có lòng tin thì làm sao bạn có thể để một người lạ ngủ trong nhà khi bạn đi vắng được?
2. Lắng nghe và hành động
Xây dựng lòng tin và khuyến khích sự chia sẻ đòi hỏi sự gắn kết với người tiêu dùng thông qua tất cả các mặt hoạt động của công ty, từ phát triển sản phẩm mới cho tới việc đưa ra thông điệp phù hợp với thương hiệu. Các công ty hiểu biết sẽ lắng nghe khách hàng của họ và sau đó có những hành động cụ thể để giải quyết ngay các vấn đề, qua đó có được lòng tin, tiền bạc và sự tôn trọng của mọi người.
Tất nhiên điều này dễ nói hơn là làm. Nhưng đây là một ví dụ về một thương hiệu đã làm tốt việc này: National Car Rental đã hợp tác (thông qua một cộng đồng trực tuyến) với các khách hàng hay đi du lịch, thường nêu quan điểm về kinh nghiệm thuê xe hơi. Cuộc hội thoại chân thật và cởi mở này giúp thông báo các quyết định kinh doanh quan trọng và giúp National bắt kịp với nhu cầu đang thay đổi của khách hàng. Và họ đã thu về những thứ đáng giá: số lượng người đăng ký thành viên và doanh thu của National đã tăng đều trong vòng 4 năm qua và công ty đã được giới kinh doanh cùng ngành khen ngợi và vinh danh vì đã đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
3. Thích ứng để phù hợp với nền kinh tế mới
Để thịnh vượng trong nền kinh tế hợp tác, một số thương hiệu phải mượn một trong số các ứng dụng của Spotify và ZipCar bằng cách phục vụ những người có nhu cầu tiếp cận mà không cần quyền sở hữu. Các thương hiệu phải tìm ra những cách độc đáo để cạnh tranh chứ không phải là vượt qua những người cách tân và các doanh nghiệp khởi sự trong nền kinh tế chia sẻ. Ví dụ, trang Home Depot cho phép các khách hàng thuê các dụng cụ và xe tải để phục vụ cho nhu cầu sửa chữa nhà cửa hơn là chỉ mua các trang thiết bị chỉ thỉnh thoảng mới dùng. Và công ty Toyota đã thiết kế ra i-ROAD, một chiếc xe hơi điện nhỏ có thể dùng trong các đội tàu ở đô thị và chia sẻ tương tự như việc chia sẻ xe đạp tại nhiều thành phố.
4. Tạo dựng sự chia sẻ trong hoạt động kinh doanh
Không có một mô hình kinh doanh nào có thể phù hợp với mọi đối tượng để thành công trong nền kinh tế chia sẻ. Sự tham gia trong nhiều trường hợp sẽ có nghĩa là tăng tuổi thọ của sản phẩm, hoặc khuyến khích khách hàng kinh doanh hoặc chia sẻ hơn là vứt đi hoặc mua mới. Ví dụ, khách hàng của hãng thời trang H&M có thể bán quần áo thuộc mọi thương hiệu để tích lũy điểm, và các quần áo cũ sẽ được bán hoặc tái chế thành các loại vải mới.
Bạn có thể trụ vững trong nền kinh tế chia sẻ bằng cách mở rộng các nguồn sản xuất gióng như chuỗi bán lẻ Nordstrom, hiện đang bán các hàng hóa handmade đặt làm tại cửa hàng hoặc trực tuyến thông qua quan hệ đối tác với Etsy. Hoặc cân nhắc thuê đối tác bên ngoài phân phối giống như Walgreens, gần đây công ty này đã thực hiện chương trình quảng cáo kết hợp với TaskRabbit – một thị trường trực tuyến tự do để chuyển thuốc cảm bán không cần đơn tới tận nhà cho những người bị ốm.
5. Kết hợp với những người khác
Ra đời từ tình hình tài chính khó khăn gần đây, với những lo lắng về môi trường và sự bền vững và sự phổ biến của công nghệ, nền kinh tế chia sẻ cho phép chúng ta cùng nhau nâng cao chất lượng hàng hóa và giải quyết các vấn đề. Đối với các thương hiệu, điều đó có nghĩa là hãy thường xuyên suy nghĩ về công việc kinh doanh. Các thương hiệu không nên coi khách hàng của mình là các mục tiêu hoặc các số liệu mà là các đối tác tích cực và thường xuyên. Chỉ cần lướt qua các trang huy động vốn từ đám đông như Kickstarter, Indiegogo, The Lending Club, hoặc Kiva, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Các trang này quá thành công vì mọi người muốn thấy rằng họ đang tạo ra tác động. Khi mọi người được trao cơ hội để chia sẻ ý tưởng, sự hiểu biết, khát vọng và hợp tác một cách tích cực và chân thực với những người khác, họ sẽ sẵn lòng đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức.
Chia sẻ là vô nghĩa nếu thiếu đi sự hợp tác và tin cậy. Sự tin cậy là tiền tệ của nền kinh tế hợp tác và các thương hiệu cần tích cực đầu tư để có được kết quả.
Theo hoclamgiau/ INC