Tin tức - Sự kiện Không nên nói với trẻ những điều này

Không nên nói với trẻ những điều này

43

Khi dạy con, cha mẹ thường hay tỏ ra người lớn răn dạy con nhưng lại không nghĩ rằng một số câu nói tưởng vô thần mà lại ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách cho trẻ.

Kể cả khi con chơi hay con học thì cách bạn dậy con sẽ được hấp thụ và truyền cho con những suy nghĩ, hành động tương tự, vì vậy bạn nên bỏ qua những câu nói sau đây để con được phát triển tốt nhất, hình thành nên những tố chất tuyệt vời nhất.

“Bố mẹ rất tự hào về con”


Ảnh minh họa

Đây là câu thường xuyên được nói của các ông bố bà mẹ khi con làm được điều gì xuất sKhông nên nói với trẻ những điều nàyắc, nhưng bạn không biết rằng chính câu nói đó tạo áp lực cho trẻ, trẻ sẽ suy nghĩ rằng mình phải làm tốt hơn, không được phụ suy nghĩ của cha mẹ. Gây áp lực, trách nhiệm lớn cho trẻ sau này.

Khi trẻ không đồng ý theo mình
“Đừng cãi lời mẹ”
Lặp đi lặp lại câu này sẽ khiến trẻ bực bội, không phục những lời nói của người lớn mà chỉ hành động theo. Trẻ được sinh ra là để tranh luận, để thắc mắc “tại sao” mà tại sao lại ngắt quãng những thắc mắc đáng yêu đó của bé!

Khi con hư chốn đông người

“Cứ chờ đó! Đến lúc về mẹ sẽ… xử lý con.”
Khiến trẻ nghĩ mình sẽ không bị phạt ngay, điều này khiến trẻ ít vâng lời hơn.
Ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.
Khi nói ra câu này cũng không khác gì hình thức dọa trẻ, tâm lý trẻ còn non yếu nên khi nghe những câu này sẽ không tốt cho tinh thần, trí tuệ trẻ.

Thay vì chờ đợi xử lý sau, thì mẹ hãy trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay tại thời điểm hiện tại, đừng gieo cho trẻ nỗi sợ hãi về lâu dài.

Khi muốn làm gương cho con


“Hồi bằng tuổi con, mẹ đã…rồi!”
Điều này sẽ khiến trẻ thấy khó chịu và cảm thấy mình thật kém cỏi.. Tâm lý mặc cảm và tiêu cực mình không làm được điều gì ảnh hưởng đến nhân cách trẻ sau này.

Khi mẹ khích lệ con cố gắng

 
“Con xem con nhà người ta. Sao con không được như…nhỉ?”
So sánh con như vậy bé sẽ có tâm lý bi quan, ghét bỏ những người mình được so sánh, thậm chí ghét bỏ chính bố mẹ mình. Vì vậy bố mẹ hãy học cách chấp nhận rằng mỗi một người là một cá thể riêng, sẽ phát triển riêng theo tính cách, con người.

Thay vì chỉ trích con như thế bạn hãy cổ vũ, khích lệ hành vi của con.

Khi con làm sai một bài tập đơn giản và bạn muốn con biết bài này rất dễ:

“Dễ thế mà con cũng sai”
Câu nói có tính khinh khi sẽ khiến bé lo lắng, mất tự tin, những lần sau sẽ không dám hỏi mẹ mình nữa vì sợ mẹ giận.

Vì thế khi trẻ làm sai điều gì, bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn trẻ làm lại từ đầu, khuyến khích để con tập trung làm việc, hoàn thành từng phần nhỏ một.

Tuyệt đối không chê cười con, thay vào đó là nên tạo không khí để con không bị căng thẳng.

Khi bạn yêu cầu con làm gì và trẻ liên tục hỏi tại sao:

“Vì mẹ/ bố bảo thế!”
Là sai lầm kinh điển mà bố mẹ cần vĩnh viễn bỏ qua, khi yêu cầu con làm gì bạn cần giải thích rõ cho con hiều ích lợi, tác hại, và lý do phải làm.

Có thể con thích nghịch bẩn, chạy nhảy lung tung khắp nhà. Bố mẹ không nên cấm con mà hãy nhẹ nhàng nói rõ lý do không nên làm vậy. Khi ép trẻ làm điều mà trẻ không muốn lâu dần sẽ không thoải mái, trẻ sẽ hành động theo kiểu bị khống chế.

Theo The look