Tính trung bình, một nhân viên bình thường dành 13 giờ một tuần cho email. Cộng với danh sách bất tận những việc phải làm, những giờ họp vô bổ khiến mỗi ngày của bạn trở nên chán ngấy. Cuộc sống chôn chân nơi góc văn phòng có phải là điều bạn muốn?
Ảnh minh họa
Thực hiện 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn trở nên hiệu quả, tràn đầy cảm hứng.
1. Xác định thành công. Chỉ bạn mới biết điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy viên mãn. Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu, dù đó là mở một công ty mới, viết một cuốn sách hay chạy marathon, thì hãy bắt đầu. Hãy viết ra và thực hiện các việc hướng tới điều đó hàng ngày.
2. Hình dung ra thành công. Hãy nghĩ lại khoảnh khắc bạn làm được việc gì đó khiến bạn tự hào. Giờ hãy tưởng tượng ra kết quả tốt nhất có thể mà công ty mới của bạn đạt được và duy trì cảm xúc đó cùng hình ảnh của chính bạn. Hãy làm việc vì tương lai đó và đừng để con người bi quan trong bạn trở lại.
3. Hãy quên quyền lợi đi. Bạn không được định sẵn là sẽ thành công vì đã theo học ở một ngôi trường nào đó hoặc có nền tảng hoặc các mối quan hệ nào đó. Đừng kỳ vọng rằng những điều bạn muốn sẽ rơi vào bạn và bạn xứng đáng hơn bất cứ ai. Hãy tập trung vào công việc nếu không bạn sẽ để lỡ điều gì đó tuyệt vời.
4. Nghĩ nhỏ rồi nghĩ lớn. Bạn không thể thay đổi mọi con đường của mình chỉ sau một đêm, vậy hãy đặt ra những cột mốc nhỏ, dễ đạt được và từ từ tạo ra động lực hướng tới mục tiêu của bạn. Đừng khiến bản thân thất bại vì ôm đồm nhiều thứ quá sớm.
5. Sự kiên định là chìa khóa. Sự trì hoãn có thể nhanh chóng biến thành sự hoảng sợ, đẩy bộ não của bạn sang chế độ khủng hoảng. Điều đó không hề tốt cho các sản phẩm sáng tạo và sức khỏe của bạn. Hãy bắt đầu từ sớm và tạo cho mỗi cột mốc một khoảng thời gian cần thiết.
6. Hãy dành ưu tiên. Hãy làm những việc căng thẳng hoặc quan trọng nhất trong danh sách những việc phải làm của bạn trước. Ngay cả khi bạn nghĩ hoàn thành một số việc nhỏ hơn sẽ giúp bạn giải quyết được việc lớn, thì sức mạnh ý chí thường ở mức cao nhất vào lúc khởi đầu ngày mới chứ không phải là cuối ngày. Hãy theo dõi bản thân để hiểu khi nào bạn làm việc năng suất nhất và sắp xếp thời gian biểu của bạn cho phù hợp.
7. Phân việc. Bạn không thể làm được tất cả mọi việc. Hãy nghĩ về những việc ai đó có thể đảm nhận trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân của bạn, sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho những việc ưu tiên mới. Hãy học cách bỏ qua một số công việc để thu về cảm xúc mới mẻ với những quan điểm mới.
8. Tìm người cộng tác. Để những bước này có sự kết dính, hãy liệt kê những người bạn, đồng nghiệp và thành viên gia đình có cùng suy nghĩ như bạn, những người bắt bạn phải chịu trách nhiệm, ăn mừng các thành công của bạn và chia sẻ những hiểu biết của họ. Sự ủng hộ có thể xuất phát từ những nguồn ít ngờ tới nhất. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng bạn cởi mở với các khả năng.
9. Duy trì động lực. Để tiếp tục gắn kết và vượt qua thất bại, hãy biến bản thân thành một “cuốn cẩm nang về động lực”. Hãy tìm kiếm những câu nói từ những người truyền cảm hứng cho bạn hoặc danh sách các bài bài hát thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất của bạn. Hãy tạo ra một môi trường mà bạn có thể phát triển mạnh.
10. Kiểm kê những gì mình đã làm được và thử lại vào ngày mai. Nếu bạn cảm thấy bạn có quá nhiều việc, hãy dừng lại và chỉ tập trung vào một việc một lúc. Hãy thử chỉ dành thời gian cho một dự án một ngày và xem bạn đã hoàn thành được bao nhiêu.
Theo Entrepreneur/hoclamgiau