Khi McDonald’s sắp có mặt tại Việt Nam, thông tin đó đã trở thành chủ đề “nóng” được bàn luận trên nhiều diễn đàn. Khi cửa hàng đầu tiên khai trương vào tháng 2/2014, không ít người đã đổ xô đến để thưởng thức món bánh mì kẹp trứ danh, khiến nơi này luôn đông kín người.
Người ta đến không phải theo phong trào, mà vì họ tin tưởng sẽ được thưởng thức một sản phẩm giống hệt ở Mỹ, Anh hay bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vậy sau 6 tháng hoạt động, McDonald’s đã làm những gì để khẳng định vị thế và lòng tin trong lòng khách hàng?
Ngàn cửa hàng, một chất lượng
Ray Kroc, cha đẻ của thương hiệu McDonald’s đã đặt ra khẩu hiệu cho mỗi cửa hàng trong “đế chế” hamburger lớn nhất thế giới này là phải duy trì “Chất lượng thức ăn, Cung cách phục vụ, Vệ sinh và Đáng đồng tiền”. Ray Kroc thậm chí còn mở hẳn Đại học Hamburger tại Illinois (Mỹ) năm 1961 để đào tạo cho chủ các cửa hàng nhượng quyền tất cả yêu cầu về quản lý của McDonald’s. Những thứ hết sức đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc tạo dựng “lòng tin” nơi khách hàng, những người luôn xem McDonald’s là một thương hiệu đáng tin cậy, luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm với cung cách phục vụ và chất lượng thức ăn tốt nhất. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán.McDonald’s là chuỗi hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm của họ.
Nếu đã có dịp ghé qua bất cứ cửa hàng nào của McDonald’s trên toàn thế giới, có thể thấy chất lượng và cung cách phục vụ hoàn toàn không khác gì với cửa hàng tại Việt Nam. Điều này hoàn toàn có thể kiểm chứng. Sự quản lý chặt chẽ về chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền này cũng chính là thành công của McDonald’s. McDonald’s hiện là chuỗi cửa hàng hamburger lớn nhất thế giới. Logo chữ M hình vòng cung vàng đã có mặt tại 119 quốc gia với hơn 34.000 cửa hàng trên thế giới. Trong đó, riêng tại châu Á là 38 nước. Năm 2012, hãng đạt doanh thu 27,5 tỷ USD trên toàn cầu, tính cả các cửa hàng nhượng quyền, tăng 2% so với năm 2011. Lợi nhuận ròng cũng đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Thương hiệu McDonald’s đang tạo được lòng tin nơi người tiêu dùng Việt
Triết lý của một thương hiệu
Tại bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh vào tháng 6 vừa qua, nếu để ý, người hâm mộ túc cầu giáo có thể thấy logo chữ M trong mỗi trận đấu. Có thể nhiều người không thấy được mối liên hệ giữa những chiếc bánh hamburger với trái bóng tròn hay các môn thể thao khác, nhưng McDonald’s đã tài trợ cho Thế vận hội Olympics từ năm 1976 và tài trợ cho World Cup từ năm 1990. Với McDonald’s, đó chỉ đơn giản là một hình thức kết nối với người tiêu dùng, với đối tác nhượng quyền thương hiệu và nhân viên tại các cửa hàng trên toàn thế giới. “Hầu hết nhân viên của chúng tôi thích bóng đá. Rất nhiều người tiêu dùng cũng yêu môn thể thao này. Vì thế đó là một cơ hội vàng để chúng tôi có thể kết nối với nhau và cùng chia sẻ những giá trị đích thực, xây dựng một lối sống năng động và lành mạnh hơn”.
Tại Việt Nam, chiến lược đó đang được McDonald’s vận dụng. Một chuỗi các hoạt động được McDonald’s đang triển khai tại Việt Nam có thể kể đến như việc kết hợp với câu lạc bộ bóng rổ Saigon Heat mang đến cho người hâm mộ bóng rổ Việt Nam những trải nghiệm mới mẻ ở từng trận đấu, hay cuộc thi ảnh trực tuyến “Heat Up Your Summer” đã và đang thu hút số lượng lớn giới trẻ tham gia, chia sẻ các khoảnh khắc năng động thú vị, và sắp tới đây là Ngày hội gia đình năng động được tổ chức vào ngày 06/09. Có thể thấy rằng, tất cả các hoạt động mà McDonald’s đã, đang và sẽ triển khai đều hướng đến mong muốn trở thành một thành viên tốt của cộng đồng, khuyến khích người tiêu dụng rèn luyện cho mình một cuộc sống năng động hơn, để khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.Tuy chưa nói là thành công nhưng chúng ta có thể thấy được sự quan tâm và đầu tư có chiều sâu của thương hiệu này đối với thị trường Việt Nam hay nói đúng hơn là đối với người tiêu dùng Việt.
Theo DNSG