Không ai có thể biến đổi hoàn toàn cuộc đời của họ chỉ sau khi đọc được một cuốn sách. Sự thay đổi chỉ có thể xảy ra thông qua hành động, sự kiên nhẫn và bền bỉ.
(Ảnh minh họa)
Dù chúng ta đang đặt ra các quyết tâm, cố gắng đạt được những kỹ năng mới hoặc đang thề sẽ rũ bỏ những thói quen xấu, thì bí quyết ở đây không phải là thu thập các kiến thức cần thiết để tạo ra sự thay đổi mà là biến các thông tin thành hành động.
Chris Majer, người sáng lập và CEO của Spokane, một công ty tư vấn quản lý có trụ trở tại Washington cho rằng: “Không ai có thể biến đổi hoàn toàn cuộc đời của họ chỉ sau khi đọc được một cuốn sách. Sự thay đổi chỉ có thể xảy ra thông qua hành động, sự kiên nhẫn và bền bỉ”.
Có nhiều rào cản sẽ ngáng đường bạn nhưng bạn có thể giải quyết được chúng. Dưới đây là bảy sai lầm cần thay đổi:
1. Không biết “điểm mù” của chính mình
Majer cho rằng những “điểm mù” là điều rất tự nhiên, bình thường và phổ biến, nhưng chúng giới hạn chúng ta. Bạn phải xác định lại lăng kính mà bạn dùng để quan sát thế giới và tích cực tìm kiếm kiến thức, quan điểm mới và những hiểu biết chuyên sâu để mở rộng khả năng hoạt động của mình.
Ông nói thêm: “Chúng ta không thể thấy những gì chúng ta không thể thấy nếu chúng ta không sẵn sàng lắng nghe”.
2. Mong muốn được thoải mái
Theo Majer thì sự thoải mái một kẻ thù ghê gớm. “Bộ não của chúng ta đã gắn sâu với sự đúng đắn, thoải mái và an toàn. Không may là sự thoải mái và việc học thực sự là những điều hoàn toàn khác biệt”.
Nói một cách đơn giản là, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng thoải mái của mình để vượt lên. Hãy thoải mái với suy nghĩ rằng sự thay đổi sẽ không thoải mái.
3. Nhầm lẫn các quan điểm với việc học
Majer cho rằng quan điểm không tương tự như suy nghĩ: “Suy nghĩ là quá trình tạo ra ý tưởng đầu tiên hoặc sự khác biệt. Nó đòi hỏi năng lượng và sự chú ý; còn quan điểm thì không đòi hỏi những điều này”.
Trong quá trình học, một ý tưởng có thể xuất hiện. Thay vì quyết định mình có thích ý tưởng đó không, Majer gợi ý bạn nên tự hỏi bản thân xem mình có thể làm gì với ý tưởng đó.
4. Mong muốn được thưởng ngay
Chúng ta sống trong một thế giới mà chúng ta muốn có được tất cả và ngay lập tức, nhưng việc học thực sự không thể xảy ra ngay lập tức, Majer cho biết.
Ông cũng nói thêm: “Nếu bạn thực sự muốn học và thay đổi, bạn cần vượt qua sự sao nhãng và cam kết thực hành không ngừng”.
5. Nghĩ nhưng không làm
Theo Majer, trí não có thể hiểu, nhưng chính cơ thể mới thực sự học. Ông chia sẻ: “Phát triển những kỹ năng mới đòi hỏi sự thực hành thực sự với người thực, tác động thực và những rủi ro cá nhân. Nói cách khác bạn hãy thực hành thật nhiều, rồi bạn sẽ thực hiện hoàn hảo”.
6. Bị thôi thúc bởi tính mới lạ
Một trong những kẻ sát nhân lớn nhất của sự thay đổi là sự thôi thúc bởi thứ to hơn và mới lạ hơn. Theo Majer, bạn không thể tạo ra sự thay đổi một cách hiệu quả nếu bạn cứ theo đuổi mọi ý tưởng mới.
Majer cho biết: “Tạo được năng lực thực sự đòi hỏi thời gian. Bạn phải sẵn sàng gắn chặt với một quá trình nếu bạn đang muốn thay đổi”.
7. Giữ niềm tin về sự thay đổi cho riêng mình
Theo Majer, việc học thực sự và bền vững là một quá trình mang tính xã hội; chúng ta học tốt nhất và dễ nhất trong một cộng đồng những người học có cùng quyết tâm. Không may là, chúng ta cũng sống trong một thế giới mà ở đó chúng ta phải trả giá mới biết, và sự không biết thường bị coi là kém cỏi. Vì vậy, chúng ta mua sách, tham dự hội thảo và tự mình nghe lại các băng thu âm, nhưng cách tự giúp mình thay đổi như thế thường gây ra sự ảo tưởng về tiến bộ.
Majer nhấn mạnh: “Mọi người học tốt nhất khi họ học lẫn nhau. Hãy tuyển một chuyên gia huấn luyện hoặc tự bắt mình phải tuân theo một quá trình có cơ cấu chặt chẽ. Và hãy nhớ rằng việc học thường mất nhiều thời gian”.
Theo Fastcompany