Điểm yếu của các tập đoàn gia đình

Bất cứ khi nào không thể vượt qua những mâu thuẫn cá nhân, các tập toàn gia đình bị chia rẽ bởi những bất đồng từ quyền sở hữu, tới phân chia tài sản và các quyền lợi khác. Để có thể đổi mới thành công theo một cách thức chuyên nghiệp để phát triển nhân rộng toàn cầu luôn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp gia đình của Việt Nam và Châu Á.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn (thứ 2 từ phải sang) – bố của Louis Nguyễn là Chủ tịch tập đoàn IPP.

Các triều đại của các tập đoàn gia đình Châu Á này được biết đến với mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên thế hệ sau với người sáng lập, người có tiếng nói quyết định với tất cả các quyết định của tổ chức. Người sáng lập là người hiểu rõ công việc kinh doanh nhất và chứng kiến doanh nghiệp từ giai đoạn khởi sự cho tới cấp độ phát triển hiện tại. Qua thời gian, những tổ chức này phát triển về quy mô và mức độ phức tạp với nhiều thành viên khác nhau trong gia đình cùng trở thành một phần trong cấu trúc tổ chức.

Bất kỳ khi nào các tập toàn gia đình không thể vượt qua những mâu thuẫn cá nhân, họ bị chia rẽ bởi những bất đồng từ quyền sở hữu, tới phân chia tài sản và các quyền lợi khác.

Vậy làm cách nào để dẫn dắt các tập đoàn gia đình trường tồn qua nhiều thế hệ?

Thứ nhất, kế hoạch chuyển giao và kế thừa rõ ràng. Khi các thành viên trong một tập đoàn gia đình không phân biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản trị, điều này sẽ ngăn tổ chức lớn mạnh trở thành một thể chế chuyên nghiệp, giới hạn khả năng mở rộng quy mô và doanh thu.

Thứ hai, đưa vào tư duy mới. Việc các tập đoàn gia đình chỉ định con cháu của mình vào các vị trí chủ chốt trong tổ chức có thể là coi là một tập quán bất thành văn, tuy nhiên, điều này cũng hình thành cấu trúc tổ chức “đóng”. Việc tiếp nhận các thành viên mới là những nhân tài từ bên ngoài vào đội ngũ quản trị sẽ tạo ra sự mới mẻ trong tư duy và những nguyên tắc quản trị chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một đội nhóm những người lãnh đạo có trách nhiệm và quy tắc bên cạnh tinh thần gia đình.

Thứ ba là dung hòa giữa truyền thống và tư duy hiện đại để hình thành tương lai của tổ chức

Những kinh nghiệm, bản lĩnh, giá trị tổ chức của người sáng lập cần phải được kết hợp với tư duy quản trị hiện đại nhằm tạo ra văn hóa tổ chức sáng tạo và vẫn đảm bảo trách nhiệm xã hội. Các tổ chức hiện đại thường có xu hướng quên đi những giá trị vốn có của tổ chức với trách nhiệm tạo ra những sản phẩm tốt đẹp cho xã hội. Điều này đồng nghĩa các tập đoàn gia đình cần phải sẵn sàng mạo hiểm và sáng tạo trong khi vẫn giữ được những giá trị cốt lõi vốn có của mình.

Bởi vậy, sự thật mang tính nền tảng đối với các triều đại gia đình là: Bạn giữ tinh thần đấu tranh qua các thế hệ như thế nào. Điều này đòi hỏi những quyết định quan trọng như mường tượng và tái cấu trúc lại mô hình kinh đoanh để thành công trong thế kỷ 21. Dù phải cắt bỏ những tập quán, cấu trúc đã gắn với tổ chức từ lâu đời để tổ chức trường tồn còn hơn việc để các đối thủ mới xóa sổ mình khỏi cuộc chơi.

Theo CEO Consulus