Bạn muốn sống 1 cuộc đời hạnh phúc hay ý nghĩa?

Các nhà tâm lý học tìm ra yếu tố chủ đạo của nhóm có “cuộc sống hạnh phúc” có liên quan đến việc “ nhận lại ” trong khi điều quan trọng đối với nhóm có “cuộc sống ý nghĩa” là “ cho đi.

Ảnh minh họa

Tháng 9 năm 1942 ở Vienna, nhà tâm lí học nổi tiếng người Do Thái Viktor Frankl đã bị bắt và giải đến trại tập trung của Đức quốc xã với vợ và cha mẹ mình. Ba năm sau, khi chiến tranh kết thúc, hầu hết các thành viên trong gia đình, trong đó có người vợ đang mang thai của ông, đã qua đời trong trại, nhưng ông – tù nhân số 119104 – đã sống sót. Trong cuốn sách ‘Đi tìm lẽ sống’ ông viết trong vòng 9 ngày, kể về những trải nghiệm của mình, Frankl kết luận: sự khác biệt giữa những người sống sót và người bỏ mạng tại đây chỉ phụ thuộc vào một điều: lẽ sống.

Như ông đã quan sát tại những trại tập trung, những người tìm thấycho mình một lí tưởng sống ngay cả trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất, sẽkiên cường hơn, vững vàng hơn rất nhiều trước những khổ đau so với sốcòn lại. “Con người có thể bị tước bỏ mọi thứ nhưng có một điều”, Franklviết: “ thứ cuối cùng của tự do cá nhân – chọn cho mình thái độ trongbất cứ hoàn cảnh nào, chọn một cách thức của riêng mình”

Frankl làm việc với tư cách là một nhà trị liệu tại các trại. Trongcuốn sách, ông đưa ra trường hợp hai người bạn tù có ý định tự tử mà ôngtừng tiếp xúc. Giống như rất nhiều người khác trong trại, họ tuyệt vọngvà nghĩ rằng chẳng còn điều gì để trông đợi từ cuộc sống, không còn lído gì để sống. “Cả 2 trường hợp”, Frankl viết, “câu hỏi đặt ra là, họ cónhận ra rằng cuộc sống vẫn trông đợi họ, một điều gì đó trong tương laivẫn trông đợi họ”. Với người này, đó là đứa con bé bỏng đang lưu lạc ởmột đất nước khác. Với người kia, một nhà khoa học, đó là loạt nhữngcuốn sách cần được hoàn thành.

“Điều độc nhất và duy nhất tạo nên sự khác biệt, điều đem lại lẽ sốngcho họ, gắn kết với những sản phẩm sáng tạo giống như cách nó kết nốicon người bằng tình yêu. Khi một người nhận ra rằng họ là không thể thaythế được, họ nhận thức được một cách đầy đủ những trách nhiệm của sựtồn tại của mình. Những ai ý thức được trách nhiệm mình đang gánh vácvới mọi người – những con người đợi chờ họ trong trìu mến hay ý thứcđược trách nhiệm về công việc mà mình đang dang dở sẽ không bao giờ vứtbỏ cuộc sống của mình. Những người biết mình sống trên đời để làm gì sẽluôn chịu đựng được dù cuộc sống khắc nghiệt như thế nào.”

Năm 1991, Thư viện Quốc hội đã ghi danh cuốn ‘Đi tìm lẽ sống’ là mộttrong 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhất nước Mỹ. Nhưng, ngày nay, sau hơn20 năm, gia trị cốt lõi của cuốn sách – sự nhấn mạnh vào tầm quan trọngcủa lẽ sống, giá trị của khổ đau và trách nhiệm với một điều gì đó vượtlên chính bản thân mình – có vẻ như chẳng có tí tương đồng nào với cáicách mà chúng ta đang sống, khi mà người ta quan tâm tới theo đuổi sựthỏa mãn cá nhân nhiều hơn là đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. “ Đối vớingười Châu Âu”, Frankl viết , “đó là đặc trưng của nền văn hóa Mỹ, lúcnào cũng yêu cầu và đòi hỏi “được hạnh phúc”. Nhưnghạnh phúc không phải thứ chỉ để theo đuổi, hạnh phúc cần phải được đảmbảo. Mỗi người phải có một lí do để trở nên hạnh phúc.

Theo Gallup, mức độ hạnh phúc của người dân Mỹ đang ở mốc cao nhấttrong 4 năm qua, giống như việc dường như những cuốn sách bán chạy nhấtđều có từ “hạnh phúc” trên tiêu đề của nó. Trong nghiên cứu này, Gallupchỉ ra rằng gần 60% người dân Mỹ hiện nay cảm thấy hạnh phúc, không mộtchút căng thẳng và lo lắng. Mặt khác, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, khoảng 4/10 người Mỹ không thấy hài lòng với mục đích cuộc sống. 40%nghĩ răng cuộc sống của họ không có phương hướng và mục đích rõ ràng hayhọ giữ thái độ trung lập về việc có hay không có mục đích cuộc sống.Gần 25% người Mỹ cảm thấy bình thường hay không có ý thức mạnh mẽ ( đặtnặng vấn đề ) về những điều khiến cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cuộc sống có mục đích và ý nghĩa làm tăngmức độ hài lòng và độ hạnh phúc nói chung, cải thiện sức khỏe thể chấtvà tinh thần, tăng cường khả năng hồi phục, nâng cao lòng tự trọng vàgiảm thiểu nguy cơ của bệnh trầm cảm. Trên tất cả những điều đó, theomột nghiên cứu gần đây, việc tâm tâm niệm niệm theo đuổi hạnh phúc , mỉamai thay đang khiến con người ít hạnh phúc hơn. “Chính việc theo đuổi hạnh phúc”, Frankl cho rằng “cản trở hạnh phúc thật sự”.

Đây là lí do các nhà khoa học luôn cẩn trọng với việc mưu cầu hạnhphúc đơn thuần. Trong một nghiên cứu mới sẽ được xuất bản trong năm nay,các nhà tâm lý học đã phỏng vấn 400 người độ tuổi từ 18 đến 78 về việchọ có cho rằng cuộc sống của mình hạnh phúc và có ý nghĩa hay không.Trong vòng 1 tháng, thông qua bài test tự đánh giá về thái độ của họ về ýnghĩa cuộc sống, sự hạnh phúc và nhiều yếu tố khác như mức độ căngthẳng, mô hình chi tiêu, có con… Nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc sống ýnghĩa và cuộc sống hạnh phúc giống nhau ở một số khía cạnh, nhưng vềtổng thể chúng vẫn có sự khác biệt. Các nhà tâm lý học tìm ra yếu tốchủ đạo của nhóm có “cuộc sống hạnh phúc” có liên quan đến việc “ nhậnlại ” trong khi điều quan trọng đối với nhóm có “cuộc sống ý nghĩa” là “cho đi”.


“Hạnh phúc không đi cùng với ýnghĩa, giống như sống một cuộc sống hời hợt và nông cạn, chỉ biết đếnlợi ích cá nhân hay thậm chí là sự ích kỉ, một cuộc sống mọi thứ đềusuôn sẻ, những nhu cầu và khát khao trở nên dễ dàng được thỏa mãn, vànhững khó khăn, vướng mắc thì bị tránh né và lờ đi”.

Vậy, đâu là sự khác biệt giữa một cuộc sống hạnh phúc và một cuộcsống ý nghĩa? Hạnh phúc, là về những cảm giác tốt và thoải mái. Đặcbiệt, các nhà nghiên cứu chỉ ra: những người cảm thấy hạnh phúc có xuhướng nghĩ rằng cuộc sống thật dễ dàng, họ có sức khỏe thể chất tốt, cókhả năng mua những thứ họ cần và muốn. Trong khi việc không đủ năng lựctài chính đều làm giảm cách bạn cảm nhận và đánh giá sự hạnh phúc và ýnghĩa cuộc sống, thì điều này tác động lớn hơn nhiều vào hạnh phúc. Mộtcuộc sống hạnh phúc cũng có nghĩa là không có lo âu hay căng thẳng.

Điều quan trọng nhất đứng từ góc nhìn xã hội, theo đuổi hạnh phúcđược gắn với những hành vi có tính ích kỉ, như đã được giới thiệu ởtrên, đó là “nhận lại”, hơn là “cho đi”. Các nhà tâm lí học đã đưa ramột lí giải dưới góc độ tiến hóa cho điều này: hạnh phúc là thỏa mãnnhững nhu cầu bản năng. Nếu bạncần hay muốn một điều gì đó – ví như khi đói, bạn ăn, và nó khiến bạnhạnh phúc. Nói cách khác, con người trở nên hạnh phúc khi họ có nhữngthứ họ muốn. Loài người, không phải là giống loài duy nhất cảm thấy hạnhphúc vì điều đó. Loài vật cũng có nhu cầu và mong ước, khi những nhucầu ấy được thỏa mãn, chúng cũng cảm thấy hạnh phúc tương tự.

“Người hạnh phúc có được những niềm vui từ lợi ích mà mình nhận được,trong khi đó, những người tìm kiếm một cuộc đời ý nghĩa lại tìm thấyniềm vui ở sự cho đi, Kathleen Vohs, một trong những tác giả nghiên cứugiải thích. Nói cách khác, lẽ sống giúp ta vượt qua chính bản thân mìnhtrong khi hạnh phúc là thỏa mãn bản thân khi cần thiết. Người chọn chomình lối sống có ý nghĩa thường giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.“Trái lại, người chọn lối sống hạnh phúc đơn thuần sẽ không làm việc đó”hai nhà nghiên cứu thuộc ĐH Stanford: Jennifer Aaker và Emily Garbinskyviết.

Roy Baumeister, trưởng nhóm nghiên cứu và là đồng tác giả với John Tierney trong một cuốn sách gần đây: Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strength (Tạm dịch: Ý chí: khám phá về sức mạnh vĩ đại nhất của loài người) đặt ra câu hỏi: Điềugì khiến cho loài người tách biệt với các loài động vật khác, đi ngượclại với qui luật tự nhiên về mưu cầu hạnh phúc để theo đuổi một cuộcsống có ý nghĩa- thứ độc nhất vô nhị mà chỉ riêng loài người mới có?


Những người tham gia nghiên cứu báo cáo rằng, họ tìm thấy ý nghĩacuộc sống từ việc cho đi một điều gì đó cho người khác và hi sinh vì lợiích của cộng đồng. Theo cách hiểu của Martin E. P. Seligmanm, mộtchuyên gia tâm lý hàng đầu hiện nay, với một cuộc sống ý nghĩa, “bạn sử dụng hết khả năng và thế mạnh của mình cho điều mà bạn tin tưởng, vượt lên chính bản thân mình”.Ví dụ, cuộc sống của một người có nhiều ý nghĩa hơn được gắn với cáchành động như mua một món quà dành tặng một ai đó, chăm sóc trẻ con vàtranh luận. Người sống có lí tưởng thường chủ động tìm kiếm những điều ýnghĩa ấy kể cả khi họ biết họ phải trả giá bằng hạnh phúc của mình. Bởihọ đầu tư cho những điều lớn lao hơn chính bản thân mình, họ cũngthường lo lắng và căng thẳng nhiều hơn so với cuộc sống của những ngườichỉ theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Ví như việc có con, một điều vô cùng ýnghĩa cho cuộc sống nhưng đòi hỏi sự hi sinh rất lớn từ cả 2 phía cha vàmẹ. Trong một nghiên cứu, theo nhà tâm lý học của ĐH Harvard DanielGilbert, cha mẹ cảm thấy ít hạnh phúc hơn khi tương tác với con cái củahọ so với việc tập thể dục, ăn uống và xem TV.

“Một phần những gì chúng talàm như là con người là quan tâm tới người khác và đóng góp vào cho cộngđồng. Nó làm cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa nhưng nó không manglại cho chúng ta hạnh phúc”. Baumeister nói.

Lí tưởng không phải chỉ là vượt lên chính mình, nó là vượt lên khoảnhkhắc hiện tại – đây có lẽ là phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứunày. Trong khi hạnh phúc là cảm nhận của hiện tại, tại đây, ngay khoảnhkhắc này, nhưng cuối cùng nó cũng sẽ mất đi, giống như tất cả những cảmxúc khác, sự tác động tích cực của cảm xúc và niềm vui chỉ là thoángqua. Thời gian mọi người nói về việc cảm thấy tốt và tồi tệ tương quanvới hạnh phúc, nhưng không hề có liên hệ với ý nghĩa cuộc sống.

Ngược lại, lí tưởng có tình bền vững, kết nối quá khứ với thực tại và tương lai.“Vượt lên trên khoảnh khắc hiện tại, nhìn vào quá khứ và tương lai làdấu hiệu của một cuộc sống ý nghĩa nhưng không hạnh phúc”, các nhànghiên cứu viết. “Hạnh phúc không đến trong suy tưởng về quá khứ haytương lai”. Những người sống cho hiện tại thường hạnh phúc hơnnhưng những người dành thời gian suy tính cho tương lai và những mấtmát, trắc trở trong quá khứ, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn đồngnghĩa với việc họ cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu chỉ ra: Những sự kiện có tính tiêu cực xảy đến với bạn làmgiảm mức độ hạnh phúc nhưng làm tăng giá trị cuộc sống của bạn. Mộtnghiên cứu khác vào năm 2011 xác nhận: những người sống có lí tưởng lànhững người xác định cho mình mục đích sống rõ ràng,và họ đánh giá mứcđộ hài lòng với cuộc sống cao hơn những người khác dù họ có đang cảmthấy buồn bã. “Nếu có ý nghĩa cuộc đời nào”, Frankl viết “thì đó phải làý nghĩa ở trong sự khổ đau (suffering)”

Quay lại với cuộc đời của Frankl, và cụ thể là trải nghiệm mang tínhquyết định của ông trước khi bị bắt đến trại tập trung. Đó là sự kiệnliên quan đến sự khác biệt giữa theo đuổi lí tưởng và theo đuổi hạnhphúc trong cuộc sống.

Ngay thời thiếu niên, ông đã khẳng định mình là một trong những nhàtâm lí học hàng đầu thành Vienna và thế giới. 16 tuổi, ông đã trao đổivới Sigmund Freud qua thư và có lần, ông gửi Freud một bài nghiên cứuviết tay dài 2 trang. Freud vô cùng ấn tượng với tài năng của Frankl vàđã gửi bản thảo đó cho Tạp chí Tâm lí học Quốc tế để xuất bản. “ Tôi hivọng cậu không phản đối”, Freud viết thư hồi đáp cho chàng trai trẻ.

Trong thời gian theo học trường y khoa, Frankl còn tiến xa hơn nữa.Không chỉ thành lập trung tâm phòng chống tự tử cho thanh thiếu niên,ông còn phát triển liệu pháp của riêng mình, đóng góp cho ngành tâm líhọc lâm sàng: liệu pháp ý nghĩa- học thuyết giúp con người đối mặt vớitrầm cảm, đạt được trạng thái hạnh phúc bằng cách tìm ra ý nghĩa cuộcsống của mình. Năm 1941, học thuyết này của ông thu hút sự chú ý củaquốc tế và ông làm việc với tư cách là trưởng khoa thần kinh học vủabệnh viện Rothschild Vienna, nơi ông đã đặt mạng sống và sự nghiệp củamình vào nguy hiểm khi quyết định đưa ra chẩn đoán sai lệch về sức khỏecủa bệnh nhân để họ có thể thoát khỏi án tử của Đức quốc xã thiết lậpriêng cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Cùng năm đó, ông phải đối mặt với quyết định thay đổi cuộc đời củamình. Cùng với sự nghiệp đang trên đà phát triển và lờ mờ nhận thấy sựđe dọa của quân phát xít, Frankl đã xin và được cấp visa sang Mỹ. Thờiđiểm đó cũng là lúc Đức Quốc xã và phát xít bao vây và bắt bớ người DoThái vào các trại tập trung, đối tượng đầu tiên chúng nhắm đến là ngườigià. Frankl biết, việc cha mẹ mình bị bắt chỉ còn là vấn đề thời gian,ông cũng biết rằng, khi chuyện đó xảy ra, ông có trách nhiệm phải ở bêncha mẹ mình và giúp đỡ họ vượt qua những chấn thương trong quá trìnhthích nghi với cuộc sống ở trại. Nhưng mặt khác, là một người đàn ôngmới lập gia đình với bản thị thực trong tay, ông bị cám dỗ bởi ý địnhrời đến Mỹ, chạy trốn một cách an toàn để phát triển và nâng cao vị thếtrong lĩnh vực của mình trong tương lai.

Như Anna S. Redsand thuật lại chi tiết về tiểu sử của Frankl, khi đóông không biết phải làm gì và quyết định đến nhà thờ thánh Stephan,Vienna để gột rửa đầu óc. Ông tự hỏi mình “ tôi có nên bỏ mặc cha mẹmình…” liệu tôi có thể nói lời tạm biệt và mặc họ với số phận của họ?Bổn phận của tôi nằm ở đâu? Ông đã trông chờ “một lời gợi ý từ thiênđường”.

Khi trở về nhà, ông đã tìm ra nó. Một miếng đá cẩm thạch nằm trênbàn- cha ông giải thích nó là một mẩu vụn từ đống đổ nát của một giáođường người Do Thái mới bị quân phát xít phá hủy gần đó. Viên đá cẩmthạch mang ý nghĩa của 10 điều răn, một trong số đó là tôn vinh bậc làmcha mẹ. Frankl quyết định ở lại Vienna và từ bỏ cơ hội an toàn và cơ hộiphát triển sự nghiệp đang chờ ông ở Mỹ. Ông quyết định dẹp bỏ mong ướccá nhân sang một bên để giúp đỡ gia đình mình và sau đó là những tù nhânkhác trong trại.

Sự thông tuệ của Frankl bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân đó,giữa những đau khổ không thể tưởng tượng của con người, đến ngày nay vẫncòn nguyên giá trị: “là một conngười luôn là hướng đến một điều gì đó, cho ai đó, nhiều hơn chính bảnthân mình, đó có thể là một lý tưởng để sống hoặc một người để yêu. Khita dần quên đi cái tôi của bản thân, cố gắng hết mình vì trọng trách tamang, cho người ta yêu quí, phần người trong chúng ta càng trở nên sángrõ.”

Baumeister và cộng sự đồng ý rằng, theo đuổi lí tưởng và ý nghĩa cuộcsống khiến con người trở thành cá thể độc nhất vô nhị. Bằng cách đặtnhững quan tâm cá nhân ích kỉ sang một bên để hành động cho những điềulớn lao hơn, vượt lên chính bản thân mình, cho đi hơn nhận lại, chúng takhông chỉ nhấn mạnh bản chất và tính nhân văn của con người mà cònkhẳng định rằng cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn so với việc đuổi theohạnh phúc đơn thuần.

Theo Readstation