Nếu nói Havard là “giấc mơ Mỹ” của mọi sinh viên trên thế giới cũng không có gì là sai. Và để đạt được “giấc mơ Mỹ” ở Havard, hàng triệu sinh viên đã nỗ lực không ngừng để có thể thi đỗ vào ngôi trường danh giá này.
Tuy nhiên, bên cạnh những tên tuổi thành công đã tốt nghiệp Đại học Havard thì còn có nhiều tỷ phú bỏ học giữa chừng nhưng vẫn cực kỳ thành công.
Dưới đây là 4 tỷ phú dù chưa tốt nghiệp Havard nhưng vẫn khiến cả thế giới thán phục.
1. Bill Gates
Cho đến nay, Microsoft đã trở thành “gã khổng lồ” trong làng côngnghệ thế giới với tổng vốn hóa thị trường lên tới 450 tỷ USD và xếp thứ31 trong danh sách các công ty lớn nhất của Mỹ, theo Tạp chí Fortune.
Năm 1973, sau khi hoàn thành chương trình phổ thông và đạt 1590/1600điểm SAT, cậu sinh viên Gates đã ghi danh vào đại học Havard. Lúc mớinhập học, Gates được kì vọng sẽ theo nghề của cha mình, là một luật sư.Tuy nhiên, cậu sinh viên Bill Gates khi đó lại không có chút hứng thú gìvới ngành này và thể hiện niềm đam mê vô bờ bến với những chiếc máytính.
Năm 1975, hệ thống máy tính MITS Altair 8800 bắt đầu xuất hiện trênthị trường và Gates nhận thấy cơ hội kinh doanh phát triển phần mềm máytính cho các nhà sản xuất đã đến. Gates cùng với Paul Allen – một ngườibạn học từ thời trung học, quyết định thành lập Microsoft. Không lâu sauđó, cậu quyết định nghỉ học tại Havard để “toàn tâm toàn ý” choMicrosoft.
Mặc dù không thể hoàn thành chương trình đại học mà vẫn trở thành tỷ phúgiàu nhất thế giới nhưng Bill Gates chưa bao giờ ủng hộ việc bỏ họcsớm. “Mặc dù tôi bỏ học sớm và may mắn có được thành công trong lĩnh vựcphần mềm, nhưng tôi vẫn tin rằng học đại học là con đường chắc chắn dẫnđến thành công” – Gates chia sẻ.
2. Mark Zuckerberg
Ít ai biết rằng, Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện naylại được thành lập từ căn phòng kí túc xá bừa bộn tại đại học Havard bởicậu sinh viên Mark Zuckerberg năm 2004. Theo đó, sau khi hoàn thànhchương trình phổ thông, Zuckerberg ghi danh vào đại học Havard năm 2002.Trong suốt thời gian học tập tại Havard, Zuckerberg chỉ tập trung vàomôn tâm lý học và khoa học máy tính.
Sang đến năm thứ 2 đại học, Zuckerberg thành lập Facebook và chỉ gần 2năm sau đó, Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới chỉsau Myspace. Năm 2005, Zuckerberg quyết định nghỉ học hẳn tại Havard vàtập trung phát triển Facebook.
Đến nay sau 12 năm dưới sự chèo lái của cậu sinh viên “chưa tốtnghiệp đại học” Mark Zuckerberg, Facebook đã trở thành “gã khổng lồ” cómặt khắp mọi nơi trên thế giới. Theo Forbes, Mark Zuckerberg đang sở hữukhối tài sản 50,7 tỷ USD, xếp thứ 6 trong danh sách những tỷ phú giàunhất thế giới. Tính đến ngày 13/11/2015, tổng vốn hóa thị trường củaFacebook đạt 13/11/2015, tổng vốn hóa thị trường của Facebook đạt 305,4tỷ USD.
Bên cạnh đó, Facebook cũng tuyển dụng rất nhiều người ở vị trí lãnhđạo cấp cao là cựu sinh viên Havard, trong đó rất nhiều người là bạn củaCEO Facebook Mark Zuckerberg. “Trải nghiệm khi bạn được lãnh đạo nhiềungười và trở thành CEO của một công ty khác hoàn toàn so với việc chỉ làbạn cùng phòng kí túc xá với một ai đó”- “cha đẻ” Facebook cho biết.
3. Dustin Moskovitz
Mark Zuckerberg và Dustin Moskovitz khi còn học ở Havard năm 2004
Mark Zuckerberg không phải là người duy nhất làm giàu từ Facebook.Dustin Moskovitz – bạn cùng phòng Zuckerberg và là nhà đồng sáng lậpFacebook cũng là một trường hợp tương tự. Năm 2005, Moskovitz vàZuckerberg cùng nhau bỏ học Havard để tập trung phát triển Facebook.
Ban đầu Dustin Moskovitz đảm nhiệm vai trò Giám đốc công nghệ, sau đólàm Phó chủ tịch chị trách nhiệm mảng kỹ thuật. Mặc dù đã rời Facebooktừ năm 2008 nhưng Moskovitz vẫn nắm giữ một số lượng cổ phiếu khổng lồcủa công ty này.
Vào tháng 3/2011, Moskovitz trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất tronglịch sử, theo Forbes. Đến nay, tài sản của nhà đồng sáng lập Facebook đãlên tới 10,2 tỷ USD.
4. Gabe Newell
Nằm trong top 400 người giàu nhất thế giới nhưng Gabe Newell cũng làmột trường hợp điển hình của tỷ phú “chưa tốt nghiệp đại học”. GabeNewell từng học tại Havard, sau đó bỏ học và trở thành nhân viên thứ 271của Microsoft khi đó. Sau 13 năm làm việc tại Microsoft, Newell nghỉviệc và thành lập công ty phân phối và phát triển phần mềm video gamevới tên gọi Valve Corporation.
Theo Trí Thức Trẻ