Tuyển dụng Ứng tuyển mãi vẫn không trúng, đừng lo thất nghiệp nếu rèn...

Ứng tuyển mãi vẫn không trúng, đừng lo thất nghiệp nếu rèn luyện được 10 kỹ năng này

193
Nhiều người cho rằng chỉ cần có bằng cấp hay kinh nghiệm là có thể ứng tuyển được bất kì công việc nào, tuy nhiên các nhà tuyển dụng đều ưu ái hơn với những ứng viên có các gói kỹ năng nhất định.


Ảnh minh họa

Nhà tuyển dụng thường xuyên phải ra quyết định chọn lựa giữa các ứng viên có năng lực và phẩm chất tương tự. Việc một người trong số đó có được chọn hay không thường căn cứ rất nhiều vào “kỹ năng mềm” chứ không phải một danh sách các kinh nghiệm liên quan hay học vấn và bằng cấp.

Do đó, việc đầu tư phát triển những kỹ năng mềm đã và đang trở nên ngày càng quan trọng đối với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt là những sinh viên chuẩn bị bước những bước đi đầu đời trên con đường tìm kiếm nghề-nghiệp của bản thân.

Vậy, có những kỹ năng mềm nào bạn cần đặc biệt chú trọng?

Kỹ năng viết

Kỹ năng viết luôn rất quan trọng, thậm chí trong thời đại số thì kỹ năng này còn trở nên quan trọng hơn nữa. Một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này chính là khi ngày càng nhiều công việc yêu cầu chúng ta phải làm việc từ xa thông qua internet, email hay giao tiếp qua các công cụ trò chuyện trực tuyến.

Nhà tuyển dụng hay đối tác nếu không thể gặp bạn trực tiếp để trò chuyện thì viết chính là cách thức để họ đánh giá khả năng và sự chuyên nghiệp của bạn. Do đó, bạn phải trình bay ý tưởng thật rõ ràng, chính xác và giao tiếp một cách hiệu quả để công việc được thông suốt. Một email hay văn bản được trình bày mạch lạc, rõ ràng sẽ giúp bạn trở nên rất chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng hay đối tác của bạn.

Nếu bạn cảm thấy mình còn mông lung về kỹ năng viết, hãy đăng ký một khóa học offline, thậm chí học online nếu có thể.

Kỹ năng nói

Bạn có thể có kỹ năng viết rất tốt nhưng lại chưa biết làm thế nào để giao tiếp tốt với mọi người thì đây chính là lúc bạn cần phải bồi đắp thêm kỹ năng giao tiếp. Bởi nhà tuyển dụng tuyển một ứng viên không chỉ vì hồ sơ của anh ta “đẹp” thế nào mà người đó phải có khả năng giao tiếp trực diện một cách hiệu quả. Bạn cũng đừng quên rằng, bên cạnh kỹ năng nói thì kỹ năng lắng nghe cũng góp phần vào việc bạn có được tuyển dụng hay không nhé!

Tự tin

Có một sự khác biệt giữa người tự tin với người tự kiêu và tự tin với tự ti. Một khi xác định được đâu là danh giới giữa hai điều ấy, sự tự tin sẽ trở thành điểm mạnh giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng.

Đơn giản là bởi, dù bạn có giỏi giang đến mấy nhưng thiếu tự tin vào bản thân thì bạn cũng sẽ không đủ tự tin để hoàn thành tốt bất kì nhiệm vụ nào công ty giao phó cho bạn được. Nếu bạn vẫn thấy mình nhút nhát, sợ hãi thì đó là điều bình thường. Sự tự tin không phải là món quà do di truyền học, nó có thể được bồi đắp nếu bạn kiên định muốn làm bạn vơi nó.

Quản lí bản thân

Ngay cả những sếp kiểu micromanager – người quản lí thích kiểm soát cả những việc tủn mủn, nhỏ nhặt không cần thiết hay ít trao quyền cho nhân viên – cũng muốn một nhân viên có thể tự quản lí tốt bản thân mình. Điều này có nghĩa là quản lí thời gian hiệu quả, tự khởi động bản thân và duy tri năng suất tối ưu của mình. Bạn càng quản lí thời gian của mình hiệu quả và cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó, cánh cửa cho bạn vào công ty cũng sẽ mở rộng theo.

Kỹ năng giao thiệp

Giao thiệp hay mạng lưới giao tiếp không phải lúc nào cũng được liệt kê vào phần yêu công việc trong một thông báo tuyển dụng, nhưng nó là kỹ năng cần thiết cho bất kỳ công việc nào. Biết cách khuấy động hay khiến mọi người vui vẻ trong một môi trường làm việc hay trong nhiều mối quan hệ khác là một trong những nhân tố quan trọng nhất dọn đường cho sự thăng tiến của bạn. Bởi vậy, hãy xây dựng mạng lưới giao thiệp và kỹ năng cần thiết để tạo cho bản thân thêm nhiều cơ hội tốt.

Kỹ năng tin học

Dù không thích hay vụng về đến máy mấy thì trong thời đại này, hầu hết chúng ta phải làm việc hay sử dụng tới công nghệ, đặc biệt là máy tính. Tính chất và sự đa dạng hóa của các ngành nghề, thiết bị kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải biết sử dụng ngày càng thuần thục những công nghệ và phần mềm cơ bản cho công việc.

Nếu chưa biết về tin học, bạn có thể đăng kí các chương trình hướng dẫn trực tuyến hay khóa học để thực hành những kiến thức và thao tác cơ bản trước khi đi phỏng vấn. Ít nhất thì bạn cũng có thể nhớ rằng, nếu muốn tắt máy tính thì phải tắt bằng nút lệnh chứ không phải chỉ nhấn nút “ Shut down” trên cây máy tính.

Tư duy phê phán

Đây là kỹ năng số một mà bạn cần phải học hỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông chủ tương lại của bạn cần biết rằng bạn không chỉ răm rắp làm theo yêu cầu được giao mà bạn còn phải chủ động trong việc giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược. Sáng tạo được coi là chìa khóa. Và những điều tưởng đơn giản như khả năng nhìn vào một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ không chỉ giúp bạn trong công việc mà còn trong cả cuộc sống nữa.

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán không chỉ hữu hiệu khi bạn dùng để yêu cầu được tăng lương. Nó rất hữu ích trong việc giải quyết những xung đột và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Hãy tham khảo kinh nghiệm từ bạn bè và những người đi trước nhưng cũng đừng quên đọc nhiều sách để cải thiện kỹ năng đàm phán của bản thân.

Kỹ năng làm việc nhóm

Sẽ không ai quan tâm đến việc bạn chứng tỏ mình có năng lực ra sao, nếu không hợp tác tốt với đội, bạn sẽ bị loại. Vì vậy, hãy xem xét lại bản thân và học cách làm việc theo đội, nhóm trên tinh thần hợp tác. Chọn một công việc mà bạn cảm thấy phù hợp với văn hóa làm việc của công ty đó và khi đã là một thành viên trong đội,hãy học cách nhận và đưa ra lời phê bình với tinh thần đóng góp tích cực.

Trí thông minh cảm xúc

Yếu tố này gắn liền với kỹ năng làm việc nhóm. Nhạy cảm với nhu cầu và cảm xúc của đồng đội là điều bắt buộc trong hoạt động nhóm. Vì thế, hãy học cách lắng nghe những gì người đối diện nói với bạn để có thể chuyển đổi những nhận thức đó thành sự đồng cảm thực sự. Nếu không được tuyển vào vị trí mà mình ứng tuyển thì ít ra bạn cũng có thể tự hào vì mình đang sống đẹp hơn rất nhiều.

Theo Trí Thức Trẻ