Tìm hiểu 1 số giá trị sống hay gặp trong cuộc đời

Mỗi một giá trị trong số đó đều góp phần nhất định trong việc hình thành giá trị chung của chúng ta trong đời sống, có tính chất hỗ tương với các giá trị khác, cũng như có khả năng được rèn luyện và phát triển như một giá trị độc lập.

Ảnh minh họa

Khi hiện hữu trong cuộc sống này, chúng ta tất yếu cần đến một số những giá trị khác nhau để sinh tồn, và qua sự sinh tồn, chúng ta dần dần sở hữu một phần nhất định các giá trị đó.

Tất nhiên, khi nói đến những giá trị trong cuộc sống theo cách này,chúng ta không hàm ý chỉ đến tự thân giá trị hay ý nghĩa rốt ráo củacuộc sống. Đó là một vấn đề có tầm vóc bao quát và sâu xa hơn.

Phần lớn trong chúng ta thường chỉ lưu tâm đến những giá trị nổi bậtmà ta có được như vật chất, vốn có thể dễ dàng đo lường bằng các đơn vịquy ước, hay tri thức, trong phạm vi được xác định bởi hệ thống vănbằng, học vị… Tuy nhiên, đời sống của ta không chỉ đơn thuần được tạothành riêng bởi các giá trị đó.

Chúng ta còn sở hữu – và cần thiết phải sở hữu – nhiều giá trị khácnữa, như sức khỏe, thời gian, chuyên môn, kinh nghiệm sống, quan hệ xãhội, tình thương… Mỗi một giá trị trong số đó đều góp phần nhất địnhtrong việc hình thành giá trị chung của chúng ta trong đời sống, có tínhchất hỗ tương với các giá trị khác, cũng như có khả năng được rèn luyệnvà phát triển như một giá trị độc lập.

Vì thế, trong khi chúng ta luôn có thể thấy rõ sự tương quan thốngnhất của tất cả các giá trị này trong việc hình thành giá trị chung củađời sống, thì đồng thời ta cũng có thể xem xét, phân tích từng giá trịđó như những giá trị độc lập, có những ý nghĩa và tính chất đặc thù khiso sánh với các giá trị khác.

Khi được phân tích như các giá trị khác biệt, mỗi giá trị trong đờisống sẽ được nhận hiểu và phát triển theo một cách thích hợp hơn. Mặtkhác, khi thấy được tính chất kết hợp của nhiều giá trị khác nhau trongđời sống, chúng ta sẽ có được một nhận thức toàn diện hơn, không quánhấn mạnh vào một số giá trị nào đó cũng như không bỏ lỡ cơ hội pháttriển những giá trị khác mà ta thực sự đang cần đến.

Dưới đây, chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua một số các giá trị như vừa đề cập trên.

Giá trị vật chất

Vật chất là giá trị nổi bật dễ nhìn thấy nhất trong cuộc sống. Vậtchất luôn gắn liền và là yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta.Từ thực phẩm ta sử dụng hằng ngày cho đến quần áo, vật dụng, xe cộ…mọi thứ ấy đều là những giá trị vật chất.

Giá trị vật chất đối với chúng ta trước hết là giá trị sử dụng. Tacần đến thực phẩm để ăn, cần quần áo để mặc, cần nhà cửa để có chỗ trúẩn tránh nắng mưa… Khi nền văn minh nhân loại phát triển, đời sốngchúng ta có thêm những nhu cầu phức tạp hơn, tinh tế hơn, như các nhucầu thẩm mỹ, nghệ thuật, giải trí… thì nói chung những giá trị vậtchất tương ứng cũng được sử dụng với mục đích đáp ứng các nhu cầu này,như tranh vẽ, nhạc cụ, phim ảnh… Tuy nhiên, bằng vào trí thông minh,con người nhận ra rằng sau khi thỏa mãn các nhu cầu của mình trong hiệntại, người ta còn có thể tích lũy vật chất để sử dụng cho cùng các nhucầu ấy trong tương lai. Và do đó, ngoài giá trị sử dụng trực tiếp, cácgiá trị vật chất cũng bắt đầu được chuyển thành giá trị tích lũy.

Giá trị đạo đức không chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân, mà còn có sứclan tỏa mạnh mẽ đến mọi người chung quanh. Trong bất kỳ cộng đồng xã hộinào, một khi các giá trị đạo đức được nhiều người trân trọng và làmtheo, chắc chắn xã hội đó sẽ được chuyển biến theo hướng ngày càng tốtđẹp hơn.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền văn minh con người, các giátrị vật chất cũng phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Nếu nhưvào thuở ban sơ con người chỉ biết sử dụng các giá trị vật chất đơn giảnnhất có được từ tự nhiên như thức ăn, nước uống… thì càng về sau conngười càng có khả năng tạo ra nhiều dạng vật chất khác hơn để đáp ứngcác nhu cầu ngày càng phát triển trong cuộc sống.

Và khi con người bắt đầu biết sử dụng các giá trị vật chất vào việctích lũy hoặc trao đổi với người khác, họ cũng bắt đầu nghĩ đến nhữngphương thức thuận tiện hơn để phục vụ các nhu cầu này. Từ đó nảy sinhcác hình thức tiền tệ có giá trị theo quy ước từ thô sơ cho đến tinh vinhư ngày nay. Song song với hệ thống tiền tệ, người ta cũng sử dụng cáckim loại quý (vàng, bạc…) như một kiểu tiền tệ đặc biệt, có giá trịphổ biến hầu như trên toàn thế giới.

Sự hình thành hệ thống tiền tệ là một sáng tạo của con người, nhờ đómà sự tích lũy và trao đổi các giá trị vật chất trở nên thuận tiện hơnrất nhiều. Khi một người kiếm được quá nhiều thực phẩm, thay vì lưu trữchúng, họ có thể bán ra để đổi thành tiền. Sau đó, khi cần họ lại dùngtiền để mua lại thực phẩm.

Như vậy dễ dàng hơn rất nhiều. Mặt khác, khi muốn trao đổi một vậtdụng này để lấy một loại vật dụng khác, người ta cũng không cần thiếtphải làm điều đó một cách trực tiếp. Họ chỉ cần bán đi loại vật dụngmình hiện có và dùng tiền để tìm mua loại vật dụng nào mình thích. Hơnthế nữa, việc quy đổi thành tiền những giá trị vật chất cũng giúp chocác giao dịch trao đổi trở nên dễ dàng hơn, bởi vì tất cả đều đã đượcxác định giá trị thông qua tiền tệ.

Tiền bạc do con người tạo ra và gán những giá trị theo quy ước đểgiúp cho việc sử dụng mọi giá trị vật chất trở nên dễ dàng, thuận tiệnhơn. Vì thế, bản thân tiền bạc không phải là một giá trị có thể sử dụngtrực tiếp. Chúng ta phải chuyển đổi tiền bạc thành giá trị vật chất màmình đang cần mới có thể sử dụng được, chẳng hạn như dùng tiền để muathực phẩm, quần áo, vật dụng… Mặc dù vậy, tính chất vạn năng của tiềnbạc đã mang lại cho nó những quyền lực ngày càng mạnh mẽ hơn trong cácxã hội văn minh vật chất. Khi có nhiều tiền trong tay, hầu như người tacó thể có được bất kỳ điều gì họ muốn, thậm chí còn có thể dựa vào quyềnlực đó để mua chuộc, sai khiến người khác…

Và như một quy luật tất yếu, quyền lực luôn khêu gợi sự ham muốn.Những nhu cầu trực tiếp của chúng ta như cơm ăn, áo mặc… thường luôncó những giới hạn nhất định của nó. Khi bạn đã no nê, thức ăn được dọnthêm lên bàn sẽ không còn hấp dẫn, không còn gợi lên sự thèm muốn nơibạn. Nhưng với tiền bạc thì khác, bạn có thể tích lũy gần như không giớihạn, và bạn biết rằng giá trị tích lũy đó sẽ có khả năng đáp ứng mọinhu cầu của bạn vào bất cứ lúc nào, cũng như sẽ mang lại cho bạn quyềnlực chi phối người khác. Vì thế, tiền bạc rất dễ dàng gợi lên sự hammuốn mạnh mẽ nơi con người. Khả năng sử dụng tiền bạc là không giới hạn,nên sự ham muốn đó cũng là không giới hạn. Cho dù bạn đã tích lũy đượcbao nhiêu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dễ dàng bị lôi cuốn bởi ý muốn cóđược nhiều hơn và nhiều hơn…

Nếu như phần lớn các giá trị vật chất có thể sử dụng trực tiếp thườnglà những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống chúng ta, thì những giá trịvật chất theo quy ước như tiền, vàng… lại không nhất thiết là nhữngnhu cầu thiết yếu. Trong chừng mực để đáp ứng các nhu cầu cần thiết chosự sống thì chúng là những giá trị thiết yếu, như tiền lương hằng thángcủa công nhân chẳng hạn. Nhưng khi vượt quá xa các nhu cầu đó, như nhữngkhoản tiền tham nhũng hàng triệu đô-la chẳng hạn, thì chúng không cònlà nhu cầu thiết yếu nữa, mà thực sự trở thành đối tượng của lòng tham.

Những giá trị vật chất là tiền đề thiết yếu cho sự sinh tồn cũng nhưmang đến những tiện nghi nâng cao cuộc sống chúng ta. Chúng ta không thểsống còn nếu không có được những giá trị vật chất tối thiểu cần thiếtcho sự sống, và sự đầy đủ về vật chất sẽ giúp ta có được một cuộc sốngvới mọi tiện nghi thoải mái, cũng như giúp ta thực hiện được nhiều điềuta mong muốn. Vì thế, rất dễ thấy là quanh ta luôn có không ít ngườichạy theo vật chất, xem những giá trị vật chất tích lũy được như một mụcđích đeo đuổi của đời mình.

Tuy nhiên, sự thật là mỗi chúng ta đều sinh ra trần trụi trong cuộcđời này và đến lúc chết đi cũng chẳng mang theo được gì. Mọi giá trị vậtchất đều do chính ta tích lũy quanh mình trong một quãng thời gian nàođó, nhằm phục vụ những nhu cầu nào đó, nhưng cuối cùng rồi ta sẽ khôngthể nào ôm giữ chúng mãi mãi. Tính chất giả tạm của những giá trị vậtchất là một thực tế, và sự giả tạm ấy chắc chắn không thể là giá trị rốtráo của đời sống.

Những giá trị vật chất có thể là phương tiện hữu hiệu giúp ta có mộtđời sống tốt đẹp hoặc làm được những việc có ý nghĩa, nhưng tự thânchúng không thể là ý nghĩa rốt ráo của đời sống mà ta đang tìm kiếm. Vìthế, không ai trong chúng ta phủ nhận những tác dụng tích cực của giátrị vật chất, nhưng việc sử dụng những giá trị vật chất mà ta có đượctheo cách như thế nào để thực sự mang lại lợi lạc cho chính bản thân tavà người khác thì dường như vẫn luôn là một phần trong bài học làm ngườicủa mỗi chúng ta.

Giá trị tri thức

Cùng với thời gian, mỗi chúng ta luôn tích lũy cho bản thân mình mộtlượng tri thức nhất định trong cuộc sống. Tri thức giúp ta nhận hiểunhững sự việc xảy ra trong đời sống và nhờ đó có thể giải quyết sự việctheo cách mà ta cho là thích hợp nhất. Như vậy, tri thức góp phần vàoviệc quyết định phương thức ứng xử của ta, và phương thức ứng xử đúngđắn, thích hợp sẽ giúp cho cuộc sống của ta được tốt đẹp hơn. Vì thế,tri thức là một trong những giá trị rất hữu ích cho cuộc sống. Giá trịtri thức tuy không đo lường một cách cụ thể được như các giá trị vậtchất nhưng lại rất dễ dàng nhận biết, vì nó được biểu lộ qua phương thứcứng xử của ta, và biểu hiện đó luôn có thể được những người khác quanhta nhận biết rõ rệt. Và trong một chừng mực nhất định, những tri thứcđược tiếp nhận qua hệ thống đào tạo quy ước của xã hội thường được xácđịnh bởi hệ thống các văn bằng, học vị…

Chúng ta không ai có thể sở hữu tri thức ngay từ lúc mới sinh ra.Việc tích lũy các giá trị tri thức là cả một quá trình liên tục và lâudài. Trong suốt quá trình sống, chúng ta không ngừng học hỏi, tiếp nhậntri thức từ người khác và từ sự quan sát, suy luận của chính mình về thếgiới chung quanh. Tri thức đã có cũng thường xuyên được ta đối chiếu,so sánh với thực tiễn đời sống và qua đó ta sẽ có khả năng thay đổi,điều chỉnh, cập nhật tri thức theo với những gì được ta nhận thức làđúng đắn, thích hợp nhất. Vì thế, tri thức thường phát triển gắn liềnvới kinh nghiệm sống chứ không chỉ đơn thuần là những lý thuyết đượcnhận biết qua sách vở.

Những tri thức phổ thông, được chúng ta tiếp nhận thông qua hệ thốnggiáo dục quy ước trong xã hội, luôn có một cấu trúc chung nhất cho tấtcả mọi người và thường được chọn lọc theo cách sao cho có thể trở thànhnền tảng để phát triển mọi nguồn tri thức khác. Điều này là một thực tếphổ biến nhưng không phải tuyệt đối. Trong rất nhiều trường hợp, khikhông có điều kiện tiếp nhận tri thức nền tảng thông qua hệ thống giáodục quy ước, chẳng hạn như nhà trường, người ta vẫn có khả năng tự trangbị cho mình một lượng tri thức tương đương hoặc thậm chí là sâu rộnghơn từ nhiều nguồn khác. Vì thế, điều quan trọng chính là lượng tri thứcmà chúng ta thực sự có được chứ không phải là việc ta đã tiếp nhậnlượng tri thức đó bằng cách nào.

Khả năng và phương cách tiếp nhận tri thức của mỗi cá nhân cũng khônghoàn toàn giống nhau. Một số người có năng lực tiếp thu nhanh nhạy,nhận hiểu rất nhanh các tri thức mới và dễ dàng tích lũy vào vốn trithức của bản thân họ. Một số khác cần có nhiều nỗ lực hơn, hoặc cần cóngười giảng giải, chỉ dẫn, và cũng phải mất nhiều thời gian mới có thểtiếp thu được tri thức mới. Tuy nhiên, điểm chung nhất cho tất cả mọingười là, dù nhanh hay chậm, dễ hay khó, nhưng bất kỳ ai trong chúng tacũng luôn sẵn có khả năng tiếp thu và tích lũy thêm tri thức, phát triểnngày càng sâu rộng hơn những tri thức sẵn có của bản thân mình. Đâychính là điểm cốt lõi giúp cho mỗi chúng ta luôn có khả năng tự vươn lênhoàn thiện, luôn hướng đến những điều tốt đẹp hơn so với hiện tại.

Cách nhìn nhận của mỗi người về giá trị tri thức cũng không giốngnhau. Có những người luôn khát khao tri thức mới, luôn theo đuổi việchọc hỏi dưới mọi hình thức. Một số người khác lại hài lòng với những gìđã biết, xem đó như một chuẩn mực chấp nhận được, và vì thế không cầnthiết phải mất thêm công sức cho việc tiếp tục học hỏi. Trong trường hợpđó, những người này thường bỏ lỡ đi nhiều cơ hội để vươn lên hoàn thiệnchính mình, chỉ vì họ không thấy hết được tầm quan trọng của giá trịtri thức trong đời sống.

Tri thức cũng là một trong những phương tiện quan trọng giúp ta cóthể tiếp nhận được những kinh nghiệm quý giá từ nhiều thế hệ đi trước vàvận dụng vào cuộc sống của chính mình. Nhờ sự trao truyền tri thức quanhiều thế hệ, chúng ta thừa hưởng được các lợi thế từ những người đitrước, đồng thời cũng có thể truyền lại những khám phá, thành tựu củabản thân mình cho thế hệ mai sau. Tri thức nhân loại nhờ đó mà trở thànhmột dòng chảy liên tục ngày càng lớn mạnh hơn.

Cho dù bản thân ta có nhận biết hay không thì những giá trị tri thứcmà ta có được cũng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúngta. Phát triển tri thức giúp ta có sự cảm nhận sâu rộng hơn về những gìxảy ra quanh ta, và điều đó không chỉ nâng cao chất lượng đời sống màcòn luôn có ý nghĩa nhất định trong quá trình tìm kiếm giá trị chân thậtcủa cuộc đời.

Giá trị sức khỏe

Thông thường, sức khỏe là một giá trị rất ít khi được chúng ta quantâm đến, cho dù đó là một giá trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trựctiếp đến cuộc sống của ta. Sự thiếu quan tâm này có lý do rất đơn giản,vì hầu hết chúng ta luôn xem việc có sức khỏe tốt chỉ là điều tất nhiênvà quá thông thường, nên chỉ khi nào ta “kém sức khỏe”, nghĩa là cóbệnh, thì ta mới thấy cần quan tâm. Nhưng một sự quan tâm theo cách đólà không hợp lý và cũng rất nhiều khi dễ trở thành quá muộn màng.

Ở các nước phát triển, trong các biện pháp bảo vệ sức khỏe thì quyđịnh về việc khám sức khỏe định kỳ luôn được tôn trọng. Người ta khôngđợi khi có bệnh mới đến với bác sĩ. Tùy theo hiện trạng sức khỏe của mỗingười, bác sĩ thường có sự chỉ định rõ về thời gian mà người ấy phảiđến khám sức khỏe, bất kể là có bệnh hay không. Việc khám sức khỏe tổngquát định kỳ giúp ta phát hiện kịp thời khi nảy sinh các vấn đề về sứckhỏe, thay vì phải đợi những vấn đề ấy biểu hiện thành bệnh lý rồi mớinghĩ đến việc chữa trị.

Đa số người bình dân nước ta thường hiếm khi nghĩ đến việc khám sứckhỏe định kỳ, và đó chính là một biểu hiện rõ nét của sự thiếu quan tâmđến sức khỏe. Khi bạn sử dụng một chiếc xe gắn máy, nếu bạn không có sựbảo dưỡng định kỳ, không thay dầu nhờn hoặc thường xuyên kiểm tra cácchi tiết trong xe thì chiếc xe đó sẽ không thể hoạt động tốt và bền bỉđược. Cơ thể chúng ta không chỉ đơn giản là một cỗ máy, mà là một thựcthể sống phức tạp hơn rất nhiều. Nếu chúng ta không có sự quan tâm rènluyện, bảo vệ sức khỏe một cách hợp lý, ta không thể duy trì được sứckhỏe hiện có theo cách tốt nhất có thể được.

Sức khỏe của mỗi chúng ta là một giá trị đặc biệt vô cùng quý báu.Sức khỏe chi phối trực tiếp cuộc sống của ta. Ta không thể sống thoảimái, vui vẻ với một thân thể ốm đau bệnh hoạn. Ta cũng không thể vuisống khi sức khỏe không cho phép ta làm được những điều ta muốn. Khi cósức khỏe tốt, ta sẽ thấy trong người sảng khoái và dễ dàng có được sựlạc quan vui sống. Ngược lại, khi sức khỏe suy sụp, ta luôn có khuynhhướng thụ động và nhìn cuộc sống với một màu sắc bi quan, ảm đạm. Do đó,sức khỏe rõ ràng là một giá trị quan trọng đóng góp vào cuộc sống củamỗi chúng ta, cho dù ta có nhận biết được điều đó hay không.

Mỗi chúng ta đều sẵn có một sức khỏe tùy theo những điều kiện khácnhau, trong đó có sự tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và làm việc trong hiệntại, tùy thuộc vào môi trường mà ta được nuôi dưỡng từ nhỏ, nhưng quantrọng hơn hết là tùy thuộc vào phương cách mà ta thường xuyên rèn luyệnvà bảo vệ sức khỏe hiện có của mình. Bởi vì, khác với tri thức là mộtgiá trị được tích lũy qua thời gian, sức khỏe của mỗi chúng ta lại làmột kiểu “tài nguyên” có giới hạn và luôn có khuynh hướng suy giảm saukhi ta qua khỏi tuổi tráng niên. Sự suy giảm đó là tất yếu, không thểtránh khỏi, nhưng nếu ta biết lựa chọn một lối sống lành mạnh và sự rènluyện thích hợp thì tiến trình suy giảm đó sẽ có thể diễn ra chậm hơn,cũng như giúp ta có được nhiều hơn những phút giây khỏe mạnh trong cuộcsống.

Duy trì một sức khỏe tốt bao giờ cũng là một trong những yếu tố quantrọng giúp ta có được cuộc sống lạc quan yêu đời, giúp ta có thể sốnghữu ích hơn cho bản thân và người khác. Và chính nhờ vào những điều đómà ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra được ý nghĩa thực sự củacuộc đời.

Giá trị thời gian

Chúng ta thường nghe những câu nói đại loại như “thời giờ là vàngbạc”, và hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng sự quý báu của thời gian làvô giá, không thể đánh đổi bằng bất kỳ giá trị vật chất nào. Tuy nhiên,nếu không chọn được cho bản thân mình một cách sống tốt, chúng ta sẽrất dễ dàng rơi vào những hoàn cảnh mà khi nhìn lại bỗng thấy như thờigian đã mất đi của mình là hoàn toàn vô giá trị! Đó là khi mà nhiềungày, nhiều tháng, nhiều năm… cứ dần qua đi nhưng ta không thấy đượcmột sự thay đổi tích cực nào nơi bản thân mình, không tích lũy được thêmchút vốn liếng tri thức hay giá trị đạo đức nào, và vì thế mà ta có cảmgiác như thời gian đã qua đi của mình chẳng mang lại được điều gì đánggiá cả.

Giá trị thời gian là giá trị được chia đều một cách bình đẳng cho tấtcả chúng ta. Mỗi chúng ta đều có một quỹ thời gian như nhau, mỗi năm 12tháng, mỗi tháng 30 ngày và mỗi ngày 24 giờ… Việc sử dụng quỹ thờigian ấy theo cách như thế nào, nhắm đến mục đích gì cũng như sẽ thực sựđạt được những gì phần lớn là do chính ta quyết định.

Trong thực tế, thời gian là một giá trị ẩn tàng sau mọi giá trị khác.Không có thời gian, sẽ không có bất kỳ giá trị nào được tạo ra hay pháthuy tác dụng. Mỗi một giá trị đều cần có thời gian để tự thân chúng cóthể trở thành một giá trị. Vì thế, khi bạn dành thời gian cho một mụcđích nhất định thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang sử dụng mộtsố những giá trị nào đó cho mục đích ấy. Tuy nhiên, tính chất ẩn tàngcủa giá trị thời gian đôi khi cũng làm cho một số người không nhận thứcđầy đủ về nó.

Việc nhận thức đúng về thời gian như một trong các giá trị của đờisống giúp ta tổ chức đời sống của chính mình một cách hiệu quả hơn. Khixem xét đến giá trị thời gian, ta mới có thể đánh giá đúng thật về nhữnggì mình đạt được, và từ đó mới xác định được đúng hướng cho những nỗlực trong tương lai. Cũng chính nhờ vào sự cân nhắc giữa những phươngcách sử dụng thời gian khác nhau sao cho hiệu quả nhất, chúng ta mớithường xuyên nâng cao được những giá trị khác trong đời sống.

Cho dù thời gian là một giá trị phổ quát và được phân chia bình đẳng ởtất cả mọi người, nhưng giá trị đóng góp thực sự của nó cho đời sốngluôn khác nhau ở mỗi cá nhân và điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhậnthức của chúng ta trong việc thừa nhận giá trị đặc biệt này. Dòng chảythời gian vẫn liên tục trôi qua không chờ đợi và chính tự thân mỗi chúngta luôn là người quyết định việc thời gian trôi qua đó có thực sự là vôgiá hay chỉ là những ngày tháng hoàn toàn vô nghĩa.

Giá trị chuyên môn

Mỗi chúng ta được nuôi sống nhờ vào một công việc nào đó. Để thựchiện tốt công việc, ta cần phải học hỏi, rèn luyện chuyên môn. Do đó,quá trình sống cũng giúp ta ngày càng nâng cao khả năng chuyên môn củamình, và điều đó trở thành một giá trị trong đời sống của ta. Khả năngchuyên môn cao có thể giúp ta đạt được một số giá trị tương ứng khác,nhờ đó mà ngày càng hoàn thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống.

Mặc dù những kiến thức chuyên môn cũng có thể xem là một phần tronggiá trị tri thức, nhưng sự khác biệt ở đây là, trong chuyên môn thìnhững kiến thức phải luôn đi kèm với kỹ năng thực hiện, hay nói khác đilà bạn phải vận dụng được kiến thức đó để đáp ứng những yêu cầu thựctiễn thì mới được xem là có khả năng chuyên môn.

Khả năng chuyên môn là một giá trị ta có được qua sự nỗ lực học hỏivà rèn luyện. Giá trị đó đóng góp trực tiếp vào cuộc sống, mang lại lợiích cho bản thân ta và mọi người quanh ta. Mặt khác, khả năng chuyên môncũng giúp ta khẳng định phần đóng góp của bản thân mình cho cộng đồngxã hội và qua đó giúp ta cảm thấy đời sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Hoạt động chuyên môn còn là một khía cạnh quan trọng trong đời sốngcủa mỗi chúng ta. Những công việc thuộc chuyên môn không chỉ đơn thuầnlà phương tiện mưu sinh, mà còn là niềm say mê của rất nhiều người trongchúng ta. Thông qua công việc, chúng ta luôn tự mình đề ra những mụctiêu xây dựng hay học hỏi nào đó để theo đuổi, và chính điều đó sẽ làđộng lực thúc đẩy ta trong công việc cũng như mang lại cho ta niềm vuisống. Nói chính xác hơn, chỉ khi nào tạo ra được niềm say mê trong côngviệc thì ta mới có thể có một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Đơn giản chỉlà vì công việc thường luôn chiếm một phần lớn thời gian trong cuộc sốngcủa mỗi chúng ta cũng như luôn chi phối trực tiếp đến nhiều yếu tố kháccủa cuộc sống.

Giá trị kinh nghiệm sống

Trải qua những năm tháng trong cuộc đời, ngoài việc phát triển trithức, chúng ta cũng đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm về đờisống. Mỗi một hoàn cảnh đã trải qua hay mỗi một sự việc cụ thể đều mangđến cho ta những kinh nghiệm nhất định, giúp ta nhận hiểu sâu sắc hơn vềcuộc đời, không chỉ qua những lý thuyết đã học được, mà còn là quanhững quy luật vận hành trong thực tế.

Kinh nghiệm sống là những giá trị rất riêng của mỗi người, được tíchlũy từ vốn sống, từ sự từng trải của bản thân người đó. Kinh nghiệm sốnggiúp ta khai thác và vận dụng tốt hơn những giá trị khác trong đờisống. Kinh nghiệm sống cũng giúp ta điều chỉnh những sai lệch trong trithức hoặc nhận thức và làm cho các giá trị khác trở nên thực sự hữu íchtrong đời sống.

Giá trị kinh nghiệm sống có phạm trù rất rộng, bao quát từ những vấnđề nhỏ nhặt ta phải tiếp cận hằng ngày cho đến những vấn đề có tầm vóclớn lao như nhân sinh quan, vũ trụ quan… Chính từ sự vận dụng và chiêmnghiệm các lý thuyết đã biết vào đời sống thực tế, ta mới dần dần hìnhthành và tích lũy được những giá trị kinh nghiệm sống của riêng mình.Những giá trị này, đến lượt nó lại trở thành những đóng góp tích cực vàogiá trị chung cho cuộc sống của ta.

Thông qua kinh nghiệm sống, chúng ta ngày càng có khả năng hòa nhậpvà cảm thông nhiều hơn với mọi người khác, với cả cộng đồng quanh ta.Nhờ vào kinh nghiệm sống, ta cảm nhận được từng hoàn cảnh, tâm trạng củangười khác bằng sự trải nghiệm đã qua của chính bản thân mình chứ khôngchỉ thông qua những diễn đạt bằng ngôn từ. Đây chính là yếu tố quantrọng giúp ta có khả năng thực sự rung động trước những hoàn cảnh bithương hay ngưỡng mộ trước những tấm gương dũng cảm… Và chính nhữngtrải nghiệm đó lại làm giàu thêm cho kinh nghiệm sống của bản thân ta.Cuộc sống nhờ đó mà trở nên ngày càng phong phú, đa dạng thay vì là đơnđiệu và buồn tẻ.

Nói tóm lại, kinh nghiệm sống có thể xem như một chất keo gắn kếtgiúp ta trở nên một thành phần gắn bó với cộng đồng thay vì chỉ là mộtcá nhân lẻ loi, cô độc. Kinh nghiệm sống giúp ta mở rộng nhận thức vềđời sống cũng như hòa nhập vào đó để thấu hiểu được những ý nghĩa sâuxa, ẩn tàng phía sau từng số phận con người, trong đó có chính bản thânta. Vì thế, giá trị kinh nghiệm sống là không thể đo lường nhưng nó lạithực sự là một giá trị có công năng làm chuyển biến cuộc đời ta.

Giá trị quan hệ xã hội

Mỗi chúng ta đều có một phạm vi quan hệ với nhiều người khác. Phạm vinày có thể hạn hẹp ở một số người và ở một số người khác có thể mở rộnghơn nhiều. Trong thực tế, phạm vi quan hệ xã hội cũng là một giá trịtrong đời sống, vì nó thực sự có đóng góp, làm thay đổi đời sống của tatheo hướng dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn. Với nhiều mối quan hệ rộng vàtốt đẹp, ta có thể thực hiện công việc dễ dàng hơn. Ngược lại, với nhữngai có quá ít quan hệ xã hội hoặc phải đối diện với những mối quan hệkhông tốt đẹp, chắc chắn công việc của họ sẽ thêm phần khó khăn.

Vì thế, việc tạo dựng các quan hệ tốt đẹp cũng như mở rộng quan hệ xãhội cũng là một phương cách tích cực có thể giúp ta tăng thêm giá trịcuộc sống. Hơn thế nữa, các mối quan hệ đồng cảm còn có giá trị chia sẻtâm tình, giải tỏa những căng thẳng tâm lý và thúc đẩy sự phát triểntinh thần, giúp ta có một khuynh hướng lạc quan hơn trong cuộc sống.

Trong rất nhiều trường hợp, giá trị quan hệ xã hội cũng tác động trựctiếp đến đời sống của chúng ta không kém các giá trị như vật chất haytri thức. Đồng thời, các quan hệ xã hội cũng có sự tác động gián tiếpthông qua việc giúp ta đạt được các giá trị khác một cách dễ dàng hơn.Chẳng hạn, thông qua những quan hệ bạn bè, ta có thể tìm được một côngviệc làm ăn tốt hơn, thuận lợi hơn; hoặc thông qua những quan hệ tốtđẹp, ta có thể giải quyết một vấn đề bất ổn theo cách nhanh chóng hơn,êm thắm hơn. Các mối quan hệ rộng cũng giúp ta có điều kiện dễ dàng hơntrong việc học hỏi phát triển tri thức, rèn luyện chuyên môn v.v…

Khi xác định các mối quan hệ như một giá trị trong đời sống, ta sẽ cómột khuynh hướng đúng đắn hơn trong việc hình thành và bảo vệ các mốiquan hệ tốt đẹp, cũng như hạn chế và chuyển đổi các mối quan hệ nhiềumâu thuẫn, xung đột. Khuynh hướng này sẽ giúp cho cuộc sống ta thay đổitheo chiều hướng ngày càng tốt hơn.

Giá trị tình thương

Một số người có thể thấy hơi lạ lẫm khi nói về tình thương như mộtgiá trị trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu xét đến những đóng góp thực sựcủa nó cho cuộc sống của mỗi chúng ta thì việc thừa nhận giá trị nàycũng là điều tất yếu.

Cho dù mỗi người đều sẵn có khả năng thương yêu, nhưng không phải tấtcả chúng ta đều có cùng một khả năng thương yêu như nhau, và điều đócũng không phải tự nhiên có được. Đây là một giá trị tích lũy qua thờigian, nhờ có sự rèn luyện, tu dưỡng cũng như tác động từ môi trườngsống. Những ai phải sống trong một môi trường không có sự khuyến khích,nuôi dưỡng lòng thương yêu thì rất dễ trở thành những con người khôkhan, ít tình cảm. Ngược lại, nếu được sống trong một môi trường ngậptràn sự thương yêu và quan tâm của người khác, bạn sẽ rất dễ phát triểnkhả năng thương yêu của chính mình.

Tuy nhiên, tác động từ môi trường cũng chỉ là thứ yếu. Điều quantrọng hơn chính là nhận thức từ bản thân ta. Nếu thực sự nhận biết đượcnhững giá trị đóng góp của tình thương cho cuộc sống chính mình, ta sẽcó sự nỗ lực tích cực để rèn luyện và phát triển lòng thương yêu. Bằngcách chú ý sao cho từng suy nghĩ, lời nói và hành vi của mình luôn hướngvề sự lợi lạc cho người khác, biết quan tâm chia sẻ và cảm thông vớingười khác, ta sẽ dần dần phát triển được một khả năng thương yêu ngàycàng rộng mở. Và điều này sẽ đóng góp vào cuộc sống của chính bản thânta những giá trị rất lớn lao.

Nhiều người không nhận ra những giá trị đóng góp của tình thươngtrong cuộc sống. Thậm chí, có người còn bi quan cho rằng, sống với lòngthương yêu rộng mở thì có chăng cũng chỉ là những giá trị thua thiệt.Thực ra hoàn toàn không phải thế. Nếu nhìn thoáng qua, ta sẽ thấy có vẻnhư việc ứng xử đầy lòng thương yêu với người khác thường mang lại nhữngthiệt thòi về vật chất cho bản thân ta. Nhưng đó chỉ là một cách nhìnhạn hẹp, không chính xác. Môi trường xã hội của chúng ta bao giờ cũng làmột môi trường tương tác, trong đó sự ứng xử của mỗi người cũng chínhlà tác nhân góp phần trong việc hình thành cung cách ứng xử của ngườikhác. Nói một cách cụ thể, việc bạn quyết định ứng xử như thế nào vớimột người trước hết thường là chịu ảnh hưởng từ cung cách ứng xử củangười đó đối với bạn. Và nếu bạn ứng xử với ai đó theo cách tốt đẹp,chính là bạn đang góp phần tạo ra một phản ứng tích cực từ người đó đốivới bạn. Vì thế, xét cho cùng thì tình thương chính là một chất xúc tácvô cùng hiệu quả để mọi người ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, và điều nàychắc chắn sẽ luôn mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống, khôngchỉ cho bản thân ta mà còn cho cả những người quanh ta.

Trong thực tế, đã có không ít những trường hợp nhờ có sự chuyển hóacủa tình thương mà các quan hệ căng thẳng hay xung đột dần trở nên tốtđẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho cả đôi bên. Xét từ góc độ đó, nếuta có thể sống với sự thương yêu và tạo ra được một môi trường thươngyêu quanh mình thì đó chính là một giá trị rất lớn lao trong cuộc sống.Trong một chừng mực nhất định, giá trị này sẽ góp phần làm thay đổi phẩmchất cuộc sống của chúng ta.

Giá trị đạo đức

Đạo đức là một khái niệm quen thuộc với hầu hết chúng ta, nhưng lạilà một khái niệm có phần mơ hồ, không hoàn toàn rõ nét. Những tiêu chí,chuẩn mực về đạo đức thường không giống nhau ở những nền văn hóa khácnhau, những cộng đồng xã hội khác nhau. Hơn thế nữa, trong mỗi cộng đồngxã hội thì nhận thức về đạo đức của mỗi cá nhân cũng không hoàn toàngiống nhau, bởi điều này thường tùy thuộc vào nền tảng gia đình, giáodục, tín ngưỡng… mà mỗi cá nhân đã tiếp nhận từ thuở nhỏ.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt về chi tiết nhưng nhìn chung thìkhái niệm đạo đức luôn bao hàm những tiêu chí giúp cho mỗi chúng ta đềuứng xử tốt hơn trong cộng đồng. Những tiêu chí đạo đức trong mỗi cộngđồng được thành viên trong cộng đồng đó tán thành và khuyến khích. Nhữnghành vi, tư tưởng đi ngược với các chuẩn mực đạo đức luôn bị phản đối,khinh rẻ, cho dù chúng có thể là không vi phạm vào pháp luật.

Giá trị đạo đức của mỗi chúng ta được xác định qua khả năng tuân thủ,thực hiện theo các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừanhận. Tất nhiên, việc sống theo với các chuẩn mực đạo đức không phải baogiờ cũng dễ dàng. Từ khả năng nhận hiểu một chuẩn mực đạo đức cho đếnkhả năng sống theo đúng với chuẩn mực đó là một khoảng cách. Lấy ví dụnhư sự trung thực chẳng hạn. Mỗi chúng ta đều có thể nhận biết thế nàolà trung thực cũng như có thể dễ dàng thừa nhận phẩm chất tốt đẹp này làcần thiết cho một xã hội tốt đẹp. Tuy nhiên, trong từng hoàn cảnh ứngxử cụ thể, một cách sống trung thực có nhiều khi lại là điều không dễdàng chút nào. Đôi khi bạn có thể thiếu trung thực chỉ do thói quen lâungày chưa thể nhất thời từ bỏ. Trong một số trường hợp khác, bạn có thểthiếu trung thực do sự thúc đẩy bởi lòng ham muốn đạt được một điều gìđó. Và trong một số trường hợp khác nữa, sự thiếu trung thực của bạn cóthể là kết quả của việc nhân nhượng, nể nang hay thậm chí là sợ sệtngười khác… Nếu bạn quả thật có sự nỗ lực hoàn thiện chính mình, rấtcó thể mỗi ngày bạn sẽ tiến gần hơn đến một nếp sống trung thực, nhưngviệc ngay tức thời trở nên một con người trung thực thường là điều rấtkhó khăn.

Đối với hầu hết các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức khác cũng đều nhưvậy. Trước hết, bạn phải nhận thức được tính đúng đắn của một chuẩn mựcđạo đức nào đó, và sau đó phải trải qua một quá trình rèn luyện bản thânđể sống theo chuẩn mực đạo đức đó. Nếu không trải qua quá trình nhưvậy, bạn không thể biến chuẩn mực đạo đức đó trở thành một giá trị đạođức của chính bản thân mình.

Khi rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp để trở thành một con người đạođức, chúng ta không nhằm mục đích để được người khác ngợi khen, tôntrọng. Thế nhưng, đó hầu như là một kết quả tất nhiên khi bạn thực sự cóthể sống theo với các chuẩn mực đạo đức mà xã hội thừa nhận. Vì thế,giá trị đạo đức của mỗi cá nhân vừa là một giá trị do người khác thừanhận, vừa là một giá trị biểu lộ từ tự thân cá nhân đó. Khi bạn tiếp xúcvới một người giàu lòng nhân ái, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được phẩmchất tốt đẹp này được biểu hiện rõ nét qua phong cách nói năng hay hànhvi ứng xử, nhưng đồng thời bạn cũng có thể nhận biết được giá trị nàybiểu hiện qua sự yêu mến và kính trọng mà những người chung quanh dànhcho người ấy.

Giá trị đạo đức không chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân, mà còn có sứclan tỏa mạnh mẽ đến mọi người chung quanh. Trong bất kỳ cộng đồng xã hộinào, một khi các giá trị đạo đức được nhiều người trân trọng và làmtheo, chắc chắn xã hội đó sẽ được chuyển biến theo hướng ngày càng tốtđẹp hơn. Và một xã hội tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện để cho mọi ngườitrong xã hội ấy có thể dễ dàng rèn luyện và sống theo các chuẩn mực đạođức. Chính sự tương tác theo hướng này là một trong các động cơ tích cựcthúc đẩy sự phát triển xã hội. Ngược lại, dấu hiệu đầu tiên của một xãhội suy thoái thường chính là những biểu hiện suy thoái hay lệch lạc củacác tiêu chí, chuẩn mực đạo đức.

Vì thế, việc tu dưỡng và rèn luyện các giá trị đạo đức là một trongnhững nỗ lực tích cực để nâng cao giá trị đời sống cho bản thân cũng nhưcho cộng đồng xã hội. Trong mối tương quan với các giá trị tích cựckhác, giá trị đạo đức luôn có vai trò thúc đẩy và định hướng. Lấy ví dụ,một con người đạo đức không thể chạy theo những cách kiếm tiền vô đạođức, cũng không thể phát triển những mối quan hệ xã hội không lànhmạnh… Do đó, những giá trị mà người ấy đạt được trong cuộc sống phảiluôn phù hợp với những tiêu chí, chuẩn mực đạo đức mà bản thân người ấycũng như cộng đồng xã hội đã thừa nhận và theo đuổi.

Giá trị cao quý nhất

Tuy có thể tạm nêu ra các giá trị trong đời sống theo từng phạm trùnhư trên, nhưng thật ra còn có rất nhiều những giá trị khác mà khôngphải bao giờ chúng ta cũng có sự nhận biết và lưu tâm đúng mức. Mặc dùvậy, tất cả những giá trị khác nhau đều thực sự hiện hữu và cùng gópphần trong việc tạo thành một giá trị chung cho cuộc sống. Nếu nhìn nhậntheo cách này, ta sẽ thấy ngay một điều là không có bất kỳ một giá trịnào mà tự thân nó có thể được xem là đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trongcuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, cho dù ta luôn phải vất vả lo toanchuyện cơm áo, nhưng nếu sống một đời chỉ để hoàn toàn chạy theo các giátrị vật chất thì hẳn ta sẽ rất khó tìm thấy được chút ý nghĩa gì caođẹp. Ngược lại, ta cũng không thể suốt ngày ca ngợi đạo đức nhưng lạichẳng có bất kỳ nỗ lực đóng góp cụ thể nào về vật chất cho xã hội. Trongtrường hợp đó, dù muốn hay không thì ta cũng đang trở thành một gánhnặng cho cộng đồng, bởi luôn có nhiều người khác phải vất vả làm ra cácgiá trị vật chất để đáp ứng nhu cầu cơm áo cho chính bản thân ta. Và nhưvậy, ngay chính cuộc sống của ta đã không thể là một bài học đạo đứccho người khác…

Và bao trùm lên tất cả những giá trị đã được xét đến thì sự sống haysinh mạng của mỗi chúng ta tự nó là một giá trị cao quý nhất. Khi sựsống chấm dứt thì mọi giá trị khác đều trở thành vô nghĩa. Vì thế, mộtcuộc sống có ý nghĩa thì trước hết phải là một cuộc sống biết trân quýtừng phút giây được sống. Khi biết trân quý sự sống của chính mình vàmọi sinh vật quanh mình, ta mới có thể hiểu được thế nào là ý nghĩa củađời sống. Bởi vì, xét cho cùng thì mọi nỗ lực cố gắng của mỗi chúng ta,cho dù là những nỗ lực tinh thần hay thể xác, cũng đều là hướng đến mụcđích làm cho mỗi giây phút đang sống của ta luôn được giảm nhẹ khổ đau,đạt đến sự an vui, hạnh phúc.

Nói cách khác, mọi nỗ lực trong đời sống đều hướng đến việc giúp tatrải nghiệm từng phút giây đang sống theo cách tốt đẹp nhất có thể được,và vì thế mà ta phải luôn cảm nhận được mỗi một phút giây như thế đềuvô cùng quý giá.

Mục đích cao nhất

Khi xét đến mục đích cao nhất trong cuộc sống là làm thế nào để bớtkhổ thêm vui, để có được một đời sống nhiều an vui, hạnh phúc, chúng tasẽ bắt đầu nhận ra rằng sự đóng góp của mỗi giá trị khác nhau đều cónhững hạn chế nhất định trong phạm trù của nó, và tất cả đều quy về dướisự chi phối, dẫn dắt của ý thức như bộ phận chỉ huy tối cao.

Cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Phật Thích-ca đã nhận biết rõ điều này và có lời dạy trong kinh Pháp cú như sau:

Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo;

Nếu với ý ô nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau,

Như xe, chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình.

Kinh Pháp cú

(Kệ số 1 và 2 – HT Thích Minh Châu dịch)

Chỉ trong hai bài kệ ngắn nhưng đức Phật đã đưa ra một nhận thức kháiquát và có tính nguyên tắc trong cuộc sống mà không ai có thể làm chothay đổi khác đi được. Theo đó, “khổ não” hay “an lạc” trong cuộc sốngcủa mỗi chúng ta không được quyết định hoàn toàn bởi việc ta có nhiềuhay ít tiền bạc, hoặc có học vị bằng cấp cao hay thấp v.v… mà là đượcquyết định bởi việc ý thức đã dẫn dắt ta “nói lên hay hành động” theocách như thế nào.

Các giá trị vật chất, tri thức v.v… khi được tạo ra và tích lũykhông nhất định là sẽ mang lại cho ta cuộc sống an vui hạnh phúc haybuồn đau khổ não, mà điều đó tùy thuộc vào việc ta tạo ra các giá trị đótheo cách như thế nào, nghĩa là “với ý ô nhiễm” hay “với ý thanh tịnh”.

Nếu với tâm ý thanh tịnh, hiền thiện, thì mọi giá trị được tạo ra đềusẽ góp phần giúp cho cuộc sống của ta trở nên an vui hạnh phúc hơn.Ngược lại, với tâm ý ô nhiễm, xấu ác, thì những giá trị được tạo ra sẽkhông thể nào giúp ta có được sự an vui hạnh phúc, bởi ngay từ sâu thẳmtrong tâm hồn ta lúc đó đã có sự ngự trị của những hạt giống buồn đaukhổ não.

Nói tóm lại, mỗi một giá trị mà ta tạo ra và tích lũy trong cuộc sốngđều có sự góp phần nhất định trong việc tạo thành giá trị chung của đờisống, nhưng tất cả các giá trị ấy đều hướng đến một mục đích cao nhấtlà kiến tạo một đời sống an vui, hạnh phúc. Và để đạt được mục đích nàythì việc quan tâm tu dưỡng, rèn luyện một ý thức hiền thiện lại là yếutố đóng vai trò quyết định nhất.

Theo Trí Thức Trẻ/Thiền Viện Đại Đăng