Bệnh dân văn phòng dễ mắc phải vào mùa thu đông

Vào mùa thu đông khi thời tiết có nhiều thay đổi, dân văn phòng rất dễ mắc phải những căn bệnh như: cảm cúm, ho, bệnh tim mạch, sốt…
1. Cảm cúm
Cảm cúm tuy là một bệnh thường gặp với những biểu hiện giống với cảm lạnh. Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp, do nhiều loại vi rút cúm gây ra và không như bệnh cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường đến một cách đột ngột.
Những biểu hiện đầu tiên, dễ nhận thấy của cảm cúm là sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và đau nhức. Bệnh cảm còn là nguyên nhân làm cho các bệnh mãn tính như bệnh suy tim sung huyết, bệnh suyễn và bệnh tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn. 
Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải được dùng theo liều lượng quy định và có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C để nâng cơ sức đề kháng của cơ thể và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2. Viêm dạ dày
Mùa thu, chức năng tiêu hóa của cơ thể chúng ta kém, do đó sức đề kháng của ruột bị suy yếu. Để giảm nguy cơ bị viêm đường ruột, hàng ngày bạn nên có chế độ ăn uống cẩn thận: đúng giờ, không nên uống rượu, hút thuốc. Nên loại bỏ khoai tây chiên và thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay, quá mặn, quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt không béo và cá bởi cơ thể cần có chất đạm.
Lý tưởng nhất là những món ăn được hầm bằng nồi áp suất, luộc hoặc ninh. Hãy lưu ý đến nhiệt độ thức ăn- tránh ăn món ăn quá nóng hoặc quá lạnh (kể cả kem).
Theo khuyến các của cac chuyên gia, giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng, bi quan, ưu phiền quá lâu… cũng là việc nên làm vì tất cả các yếu tố này đều có thể gây ra rối loạn chức năng vỏ não và dây thần kinh phế vị, dẫn đến thành dạ dày co cứng mạch máu, rồi gây ra viêm loét dạ dày.
3. Đau họng
Các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ như sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn hay thỉnh thoảng bị nôn, họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch. Bệnh này do vi khuẩn và virus gây ra. Khi mắc bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh. Bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh trong 10 ngày nếu là do vi khuẩn.
4. Sốt
Hay gặp là bệnh sốt do virus, gây sốt từ 38,5 độ trở lên. Cần phải hạ sốt kịp thời (lau người nước ấm, quần áo đảm bảo khô thoáng, uống thuốc…) hoặc đưa tới cơ sở y tế, tránh bị co giật.
Lưu ý là lúc cúm sốt thường lạnh từ bên trong cơ thể ra, do đó không nên mặc quần áo quá dày, không đắp nhiều chăn. Cho người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả (với trẻ đang bú thì mẹ ăn cho con bú, trẻ ăn dặm thì cho ăn rau quả mềm, chín).
5. Bệnh tim mạch
Khi thời tiết thay đổi lạnh quá sẽ tăng nguy cơ suy tim một cách đáng kể. Một nghiên cứu ở Anh cho biết, mỗi khi mùa đông tới thì cơn suy tim tăng cao hơn so với mùa hè tới 50%. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ thì nguy cơ tăng 13%. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thì huyết áp tăng lên từ 12 – 18mmHg.
Với người khỏe mạnh thì không sao, nhưng với người đã bị tăng huyết áp thì số tăng này là đáng kể. Khi nhiệt độ giảm cũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng uyết cầu, fi brinogen, cholesterol tăng lên, khi đó sự hình thành cục máu đông dễ xảy ra làm tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim (nhồi máu cơ tim), não (tai biến mạch máu não) và phổi (thuyên tắc mạch phổi). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi gắng sức.
Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bị bệnh nên ăn nhiều thức ăn tốt cho tim mạch như: tỏi, yến mạch, táo…để bổ sung dưỡng chất: mangan, vitamin B1, B6, C, phốt pho, selenium, canxi, sắt, đồng…

Theo Người Đưa Tin