1. Vấn đề không phải chỉ nằm ở việc đầu tư
Một cách hiển nhiên, điều đầu tiên mà mọi người học được từ Warren, là cách tư duy về việc đầu tư. Nhìn vào những thành công đáng nể của ông ấy thì điều đó là tự nhiên. Nhưng thật đáng tiếc đó cũng là điểm dừng của nhiều người và họ bỏ qua một thực tế là ông ấy có hẳn một hệ thống rất kinh khủng cho tư duy kinh doanh. Chẳng hạn như, ông ấy nói về việc phải đi tìm “kênh đào” của mỗi công ty — tượng trưng cho lợi thế cạnh tranh — và xem xem cái “kênh” đấy đang to ra hay hẹp lại. Ông ấy nói rằng một cổ đông phải hành động như thể anh ta là chủ của doanh nghiệp vậy: nhìn vào nguồn lợi nhuận trong tương lai và quyết định xem nó đáng giá bao nhiêu. Và bạn phải chấp nhận làm ngơ trước động thái của thị trường thay vì bị cuốn theo nó, bởi vì bạn sẽ muốn lợi dụng những sai lầm của thị trường — khi mà các công ty bị định giá quá thấp.
Tôi phải thừa nhận là, khi tôi mới gặp Warren, tôi đã thực sự ngạc nhiên vì ông ấy có hệ thống tư duy này. Tôi gặp ông lần đầu tại một bữa tối mà mẹ tôi đã sắp đặt từ trước. Trên đường đến đó, tôi nghĩ, “Tại sao tôi lại muốn gặp cái gã chơi chứng khoán này?” Tôi đã nghĩ ông ấy chỉ biết sử dụng những công cụ, chỉ số thị trường như khối lượng, chênh lệch giá theo thời gian, để đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng khi chúng tôi nói chuyện ngày hôm đó, ông ấy đã không hề hỏi tôi về những thứ đó. Thay vào đó, ông ấy hỏi những câu hỏi lớn về những cốt lõi của công ty của tôi. “Tại sao IBM lại không thể làm những gì Microsoft làm? Tại sao Microsoft có lợi nhuận rất lớn?” Đấy là khi tôi nhận ra rằng ông ấy tư duy về việc kinh doanh ở một góc độ rất sâu mà tôi nghĩ ông ấy có thể làm được.
2. Sử dụng sân chơi của mình
Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp viết thư cho cổ đông của họ, nhưng Warren nổi tiếng về thư của ông ấy. Một phần vì khiếu hài hước và duyên nói chuyện của ông ấy. Một phần vì mọi người nghĩ thư đó sẽ giúp họ đầu tư tốt hơn (và đúng như vậy). Nhưng nó cũng bởi vì ông ấy sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn và chỉ trích những thứ như quyền chọn và phái sinh tài chính. Ông ấy không ngại tỏ rõ chính kiến, như việc tăng thuế đối với người giàu, điều mà đi ngược lại lợi ích cá nhân của ông ấy. Warren đã tạo động lực cho tôi viết thư hằng năm về công việc của Quỹ Bill & Melinda Gates. Tôi vẫn còn phải cố gắng nhiều mới viết được thư hay như Warren, nhưng sẽ vẫn rất hữu ích để ngồi xuống sau mỗi năm và nhìn lại kết quả đạt được—cả tốt lẫn xấu.
3. Hiểu rõ giá trị của thời gian
Dù bạn có bao nhiêu thời gian chăng nữa, bạn cũng không thể mua thêm thời gian được. Với ai thì một ngày cũng chỉ có 24 tiếng. Warren hiểu điều này rất rõ. Ông ấy không bao giờ cho vào lịch của mình những cuộc họp vô bổ. Ngược lại, ông ấy rất thoải mái thời gian với những người mà ông ấy tin tưởng. Ông ấy đưa số điện thoại cá nhân cho những cố vấn thân cận, và họ chỉ cần gọi điện là ông ấy sẽ trả lời ngay. Mặc dù Warren có hàng tá các buổi gặp mặt sinh viên mỗi năm, không nhiều người có thể xin lời khuyên của ông ấy thường xuyên. Vì thế, tôi cảm thấy rất may mắn. Các cuộc đối thoại với ông ấy là vô giá với tôi. Khi tôi và Melinda mới thành lập Quỹ, tôi đã đến hỏi lời khuyên của ông ấy. Chúng tôi nói rất nhiều về ý tưởng là các công việc từ thiện có thể gây ảnh hưởng lớn y như những phần mềm của tôi vậy. Tôi nhận ra là cách nhìn nhận thế giới của Warren hữu ích cả trong việc giải quyết nạn nói nghèo và bệnh dịch như trong việc kinh doanh vậy. Ông ấy là người có một không hai.
Theo Linkedin.com