Đào tạo Thể hiện lời nói cử chỉ giữ đúng vị trí

Thể hiện lời nói cử chỉ giữ đúng vị trí

2
Khi lãnh đạo cùng đứng với nhân viên, thì lãnh đạo phải biểu hiện “địa vị” của mình. Khi tiếp xúc với nhân viên ở văn phòng, phải để người khác liếc mắt một cái biết ai là nhân viên, ai là lãnh đạo. Nếu bạn không tỏ rõ điểm này, thì ấn tượng bạn để lại cho người khác sẽ hoàn toàn ngược lại. Như vậy, một người lãnh đạo đã hoàn toàn thất bại.
Tuy nhiên, bạn không phải nhất thiết tập trung quá mức vào việc đó nhưng phải để nhân viên của bạn ít ra phải ý thức được bạn là lãnh đạo. Như thế, dù có là nhân viên năng động, hoạt bát đến mấy, họ cũng không thể đến mức dám vỗ vai bạn, hoặc đem những hạn thế, nhược điểm của bạn ra mà đùa cợt. Trước mặt bạn, họ phải cẩn thận, thận trọng, phải để ý đến nét mặt của bạn để làm việc. Khi bạn rời khỏi văn phòng, họ tự động ra mở cửa một cách cung kính và để bạn ra trước.
Lãnh đạo phải giữ sự uy nghiêm của mình. Nó sẽ tạo điều kiện cho công việc của bạn. Nhân viên ở bất kỳ nơi nào ít nhất vẻ bên ngoài cũng luôn luôn tôn trọng ý kiến của bạn. Khi thực hiện nhiệm vụ có khó khăn, họ sẽ bàn bạc với bạn, mà không tự chủ trương hành động.
Lãnh đạo phải chú ý cách nói năng của mình. Nói chuyện với nhân viên ở trong phòng phải thân thiết, tự nhiên, không nên để họ quá căng thẳng, để họ lĩnh hội được ý tưởng của mình một cách tự nhiên, dễ dàng. Nhưng trong trường hợp nói chuyện công khai, ví dụ phát biểu trước đông người hoặc báo cáo trong hội nghị phải mạnh mẽ, uy nghiêm…
Tuy vậy, cho dù trong trường hợp nào, lãnh đạo nói chuyện vẫn phải “một là một, hai là hai”, kiên quyết, dứt khoát, tối kỵ sự hồ đồ không rõ ràng. Khi nói chuyện với nhân viên, dù nhân viên ở thế chủ động, lãnh đạo nghe nhân viên nói, cũng cố gắng tránh ậm ừ, bị đối phương lung lay, làm xiếc. Nếu ý kiến của họ trái ngược với ý kiến của mình, có thể phủ định dứt khoát. Nếu ý thức được ý kiến của họ là đúng có lợi cho mình, cho công ty cũng không vội vã tỏ thái đội đồng tình ngay.
Nghĩ nhiều, nói ít, có thể nói: “Để mình suy nghĩ đã”, hoặc “Chúng ta cùng nghiên cứu, cùng bàn bạc kỹ đã” để kết thúc cuộc nói chuyện. Như vậy, khi về nhân viên sẽ không dương dương tự đắc, mà sẽ càng thận trọng hơn.
Từ đó lãnh đạo có thời gian suy nghĩ nên lấy hay bỏ một cách kỹ lưỡng. Vô hình chung sẽ tăng thêm quyền uy của người lãnh đạo, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc quyết định vội vã.
Hành động là ngôn ngữ không lời. Rất hiểu nhân viên có nhiều dịp nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo, đi lại với lãnh đạo họ luôn luôn để ý từng cử chỉ của bạn từ xa, hoặc thông qua một số tài liệu khác, họ sẽ căn cứ vào từng sự việc rất nhỏ để phán đoán bạn.
Khi bạn thể hiện “thân phận” mình, bạn cần mở rộng cửa văn phòng chứ đừng đóng kín. Khi đi ra ngoài, bạn chào hỏi nhân viên như thế nào, nghe điện thoại như thế nào, trả lời thư từ như thế nào? Mỗi chi tiết. một cử chỉ đều phản ánh vào đầu nhân viên. Mỗi chi tiết, cử chỉ đó sẽ truyền đạt một “tin” về “thân phận” của bạn cho nhân viên. Hành động còn quan trọng hơn lời nói. Quyền uy, thân phận của người lãnh đạo nhiều khi không phải từ lời nói, mà được biểu hiện bằng hành vi, cử chỉ. Lãnh đạo thông minh phải hiểu được điều này.

Theo Business